Nhạc sư Hải Linh, Tên thật là Trần Văn Linh tên thánh là Phanxicô sinh năm 1920 tại làng Ứng Luật, phủ Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, địa phận Phát Diệm.
Năm 20 tuổi, Hải Linh vào học tại trường Thầy Giảng (Bùi Chu) và sau đó được giữ lại để dạy Pháp văn và âm nhạc tại trường. Đây là thời gian ông bắt đầu sáng tác một số bài hát đạo cũng như đời. Nhắc tới Hải Linh không thể không nhắc tới nhạc phẩm "Hang Bêlem", sáng tác cho mùa Giáng sinh 1945.
Chính tác giả đã điều khiển ca đoàn nhà thờ chánh tòa Phát Diệm hát lần đầu tiên trong thánh lễ đêm Giáng sinh năm ấy. Cha Giám đốc Đại chủng viện là LM Phạm Ngọc Chi đã khen ngợi, và từ đó lưu tâm khuyến khích Hải Linh học hỏi và sáng tác thêm. Sau này, khi làm Giám mục địa phận, chính Ngài đã gửi Hải Linh đi du học về âm nhạc ở nước ngoài vào năm 1950.
Lúc đầu được gửi đi Roma, nhưng 5 tháng sau đổi qua Pháp. Từ năm 1951 học nhạc tại Viện Giáo Nhạc tại
Trở về Việt Nam năm 1970, Hải Linh tích cực dấn thân vào các hoạt động cho âm nhạc: giáo sư âm nhạc tại Viện Đại Học Đà Lạt, phát triển và đưa Ca Đoàn Hồn Nước tới một trình độ điêu luyện, và đã dày công huấn luyện được 40 lớp ca trưởng-là những người điều khiển các ca đoàn hợp xướng.
Hải Linh thành lập Ca đoàn Hồn Nước nhằm thực hiện hoài bão đưa âm sắc dân tộc vào dòng nhạc tây phương của mình. Ngày 23/12/57 Ca đoàn Hồn Nước ra mắt công chúng lần đầu tiên tại rạp Olympic, dưới sự điều khiển của Hải Linh, đã được khán giả cổ vũ hết lòng vì sắc thái mới lạ cũng như hình thức âm nhạc sống động được chính ông sáng tác và điều khiển.
Hải Linh càng ngày càng xác tín hơn về hướng đi của mình trong công việc đưa nhạc ngữ dân tộc từ bậc đơn điệu lên bậc đa âm đa điệu. Với thao thức về một dòng nhạc dân tộc, Hải Linh tìm học thêm hoặc trao đổi thêm với một số giáo sư nổi tiếng khác về ngũ âm cũng như về điều khiển.
Các tác phẩm trong thời kỳ du học tại
Nhận xét về tài năng nhạc học dân tộc này, Giáo sư Trần Văn Khê kể lại những kỷ niệm mà ông có với nhạc sư Hải Linh khi gặp nhau tại Pháp, ông kể:
-Lúc đó là lúc ông Ngô Duy Linh cũng đang học ở Sorbon với tôi lối chừng 1970, Hải Linh có đến gặp tôi để mà hỏi thăm về âm nhạc dân tộc. Kỳ đo tôi có nói những cái hay trong nhạc lễ tại miền Nam Việt
Hang Bêlem là sáng tác đầu tay của nhạc sĩ Hải Linh khi ông vừa 25 tuổi và đây cũng có thể xem là ca khúc quen thuộc nhất của bất cứ người công giáo nào khi lễ Giáng Sinh tới gần.
Lời nhạc gần gũi và đậm nét dân dã của ca khúc đã nằm trong trí nhớ của hàng triệu giáo dân ngay từ lúc họ bắt đầu cảm nhận được sự giáng trần của Thiên Chúa. Với mục đích cứu chuộc, ngài đã ra đời trong hoàn cảnh khốn khó nghèo hèn.
Lời hát êm ái mà chân thật như một trang cổ tích kể lại đêm giáng trần của một em bé mà khi sinh ra, sự chí thánh đã làm khung cảnh lạnh lẽo chung quanh trở nên ấm áp vì tình thương của ngài. Hải Linh đã đem tâm tình của một con chiên để ngợi ca Thiên chúa hơn là viết thánh ca từ tâm thức phụng vụ. Giai điệu chân thành, lời ca hoà ái là nguồn cảm hứng cho biết bao thế hệ các ca đoàn khắp nước khi trình diễn bài hát này.
Trong tâm thức chia sẻ và ngợi khen hết mực đối với Thiên Chúa, ca khúc Hang Bêlem tôn vinh niềm tin vĩnh cửu, tình thương vô bờ và lấp lánh trần gian giữa khung cảnh lạnh lẽo của một đêm đông xa tít tắp trong kinh thánh đã trở thành kỷ niệm cho hàng ngàn nhà thờ trong và ngoài nước…
Nguyên nhân
Trong một lần phỏng vấn, nhạc sư Hải Linh cho biết câu chuyện ra đời của bài hát Hang BêLem vào Mùa Giáng sinh năm 1945, Lúc ông đi ngang tòa soạn báo "Đường Sống" ở Nam Định, Hải Linh được ông Minh Châu – chủ nhiệm tờ báo – thách đố việc sáng tác nhanh một ca khúc về chủ đề giáng sinh để đăng báo. Hải Linh nhận lời và hẹn 3 ngày sau trở lại.
Đến hẹn, Hải Linh đưa bản nhạc "Hang Bêlem" tới tòa soạn và tập hát sơ qua cho một số nhân viên trong tòa soạn. Khi hát lên, mọi người thấy thích quá nên ông Minh Châu thương lượng rằng, ông sẽ chịu chi phí để lên Hà Nội thuê người khắc nhạc vào bản gỗ để in vào 2000 bản báo Đường Sống sắp tới, sau đó, ông sẽ cho Hải Linh lại bản gỗ của bản nhạc. Hải Linh đồng ý cho nên, phần tên tác giả của bài hát này thường được viết kép là: Hải Linh - Minh Châu.
Lúc ấy, bài hát cũng được in riêng ra 500 bản để bán với giá khoảng 3 hào. Hải Linh gửi lên Hà Nội 10 bản. Một số nhà thờ tại đây sử dụng, nhiều người thấy hay nhưng không tìm đâu ra bản nhạc. Một linh mục tên là Kim Định đã mua một bản danh dự với giá 100 đồng. Hải Linh cũng đem theo một bản nhạc về Phát Diệm. Thánh lễ vọng đêm Giáng sinh, Hải Linh điều khiển Hội Ca Vịnh Nhà Thờ Chính tòa Phát Diệm hợp xướng bản Hang Bêlem này.
Trong lần trả lời phỏng vấn này nhạc sư Hải Linh chia sẻ:
“Tôi phải thú nhận rằng tôi không có sáng tác gì cả vì chỉ có một Đấng Tạo Hóa mới thực sự sáng tác mà thôi. Còn tôi cũng như bao nhiêu người khác thì không dám nói là mình sáng tác. Tôi chỉ có "sàng tạc" được một đôi bài. Sàng là sàng qua lọc lại; tạc là dựa vào một mô thức đa có sẵn để chế biến... như người tạc tượng vậy.
Viết nhạc cũng cực như lao động chân tay vậy vì phải cưu mang, phải tính toán, rồi còn phải biết lý tưởng hóa những cảm nghĩ, tình cảm v.v... Mỗi bài phải có một sức sống riêng. Tất cả những bài tôi viết nằm trong hai chủ đề là:
Tôn Vinh Thiên Chúa, và Tán Tụng Quê Hương Việt
Tôi phải cảm tạ Thiên Chúa suốt ngày, suốt đời tôi, vì Ngài đã cho tôi biết được một thứ ngôn ngữ tế vi và phổ quát của nhân loại. Tôi cũng phải luôn luôn tán tụng Quê Hương vì đã dưỡng dục tôi”
Ngày 6-1-88 Nhạc sư Hải Linh từ trần vì nhồi máu cơ tim tại bệnh viện
Anh Tuấn sưu tầm
Bài viết hay đó . Đề nghị huynh đài viết tiếp về tác giả bài " Cao Cung Lên " cho mọi người thưởng thức....
Trả lờiXóa