YÊU NHAU LÀ
MẾN CHÚA
Lm. Minh Vận, CMC
Cha già "Lựu Đạn", đây là một danh xưng mà
Chị Nữ Tu Antoinette thường gọi thế, khi nhắc đến ông lính già khó tính nhất
trong bệnh viện Chị đang phục vụ. Gặp ai ông cũng nhăn nhó, nạt nộ; có truyện
gì không vừa ý, ông la lối rùm beng.
Ngày kia, đang mải mê phục vụ, Chị Antoinette nghe tiếng cha già Lựu Đạn hét lớn: "Đem cho tôi vài quả trứng luộc". Chị Antoinette vui vẻ đem đến.
- Trứng chưa chín đủ mà cũng đem tới à? Chị Antoinette tươi cười đem trứng đi luộc lại.
- Trứng chín quá. Luộc gì mà kỹ quá vậy? Chị Antoinette chẳng biết làm sao hơn được. Chị đi lấy một cái bếp đem đến kê ở cạnh giường và trao cho ông cha già Lựu Đạn vài quả trứng để ông tự luộc lấy cho vừa ý. Ông thấy thế, liền nổi cơn lôi đình, đạp đổ bếp, quang xoong nước và trứng xuống nền nhà, miệng quát lớn: "Sơ không biết tôi là bệnh nhân sao! Bệnh nhân mà đi luộc trứng à?"
Chị Antoinette chẳng nói nửa lời, chỉ thinh lặng cúi xuống thu dọn, quét tước, lau lọt... Một lát sau, Chị lại đem đến cho ông già vài quả trứng khác và nói: "Ông cố gắng dùng thử cái này, tôi luộc vừa chín tới thôi"... Tỉnh ngộ, ông lính già tỏ vẻ cảm động vì khâm phục trước tấm lòng bác ái, nhịn nhục của Chị Dòng khiêm nhu dễ thương, miệng lắp bắp nghẹn ngào nói: "Cảm ơn Sơ, tôi ăn trái trứng mà cũng là ăn cả tấm lòng tốt của Sơ nữa".
I. CÁC CON HÃY THƯƠNG YÊU NHAU
Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay nhắc lại lệnh Chúa truyền:
"Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con". Sách
Tông Đồ Công Vụ nêu lên một Đức Bác Ái đại đồng. Nhân loại được Chúa tạo dựng với
mục đích là để tôn thờ, phụng sự, kính mến Chúa và để được hưởng hạnh phúc đời đời
với Chúa trên Quê Trời. Như thế, tất cả nhân loại đều là anh chị em với nhau,
là con một Cha Chung trên trời.
Hồi Giáo Hội sơ khai, các Tín Hữu gốc Do Thái lầm tưởng rằng: Dân ngoại muốn tòng giáo, đều phải chịu phép cắt bì theo luật Maisen. Hôm nay, tất cả mọi người hiện diện tại nhà ông Cornelio dự tòng, những người hiện diện đều mục kích một sự việc tỏ rõ thánh ý Chúa. Thánh Phêrô đã tuyên bố: "Quả thật, tôi nghiệm biết rằng, Thiên Chúa không thiên tư tây vị, nhưng ở bất cứ xứ nào, ai kính sợ Người và thực hành công lý, đều được Người đón nhận". Các Tín Hữu gốc Do Thái đều ngạc nhiên tự hỏi: "Phải chăng Thánh Linh đã xác nhận lời Phêrô là đúng? Tất cả là con cái Chúa, là anh chị em với nhau sao?" Thánh Phêrô lại quả quyết: "Ai có thể ngăn cản chúng ta lấy nước mà thanh tẩy những người này, khi họ đã lãnh nhận Thánh Thần như chúng ta?"
Hồi Giáo Hội sơ khai, các Tín Hữu gốc Do Thái lầm tưởng rằng: Dân ngoại muốn tòng giáo, đều phải chịu phép cắt bì theo luật Maisen. Hôm nay, tất cả mọi người hiện diện tại nhà ông Cornelio dự tòng, những người hiện diện đều mục kích một sự việc tỏ rõ thánh ý Chúa. Thánh Phêrô đã tuyên bố: "Quả thật, tôi nghiệm biết rằng, Thiên Chúa không thiên tư tây vị, nhưng ở bất cứ xứ nào, ai kính sợ Người và thực hành công lý, đều được Người đón nhận". Các Tín Hữu gốc Do Thái đều ngạc nhiên tự hỏi: "Phải chăng Thánh Linh đã xác nhận lời Phêrô là đúng? Tất cả là con cái Chúa, là anh chị em với nhau sao?" Thánh Phêrô lại quả quyết: "Ai có thể ngăn cản chúng ta lấy nước mà thanh tẩy những người này, khi họ đã lãnh nhận Thánh Thần như chúng ta?"
Cha ông chúng ta cũng thường nói rất đúng rằng: "Tứ hải giai huynh đệ". Lời đó quả quyết cho chúng ta thấy: Tất cả chúng ta đều là anh chị em với nhau, đã là enh chị em, chúng ta không còn được phân biệt mầu da tiếng nói, đẳng cấp xã hội, nô lệ hay tự do, Dân Chúa hay dân ngoại. Vì, "Bốn bể đều là anh chị em", là con một Cha Chung trên trời, nên chúng ta phải thương yêu nhau. Thánh Gioan trong bài đọc hai đã nêu rõ, Bác Ái bắt nguồn từ Tình Yêu Thiên Chúa: "Anh chị em thân mến, chúng ta phải thương yêu nhau, vì tình yêu bởi Thiên Chúa mà ra. Vì: Thiên Chúa là Tình Yêu". Cùng một tình yêu kết hợp chúng ta với Chúa và liên kết chúng ta với nhau. Càng mến Chúa, tấm lòng và đôi tay càng mở rộng ra đón tiếp người anh chị em cần đến mình.
II. NHƯ CHÚA ĐÃ THƯƠNG YÊU CHÚNG TA
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa đã long trọng ban huấn lệnh: "Thầy truyền cho các con điều này là các con hãy yêu mến nhau".
Để thực thi huấn lệnh đó, Chúa đã đặt cho chúng ta một mẫu gương để chúng ta noi theo bắt chước: "Như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến các con. Hãy ở lại trong tình yêu thương của Thầy. Nếu các con tuân lệnh Thầy truyền, các con sẽ ở trong tình yêu thương của Thầy; cũng như Thầy đã giữ lệnh truyền của Cha, nên Thầy ở lại trong tình yêu thương của Người". Chúa kết luận: "Thầy nói điều đó, để niềm vui của các con được nên trọn" (Jn 15:9-11).
Chúa còn trịnh trọng nhắc lại: "Đây là lệnh truyền của Thầy là: Các con hãy thương yêu nhau như Thầy đã thương yêu các con". Yêu thương anh chị em như Chúa đã yêu thương chúng ta. Đó là mẫu mực chúng ta phải noi theo, phải đạt tới. Chúa đã yêu thương chúng ta đến hiến mạng sống mình, chịu chết vì chúng ta; chúng ta cũng phải hy sinh, chịu thiệt thòi, chịu nếp vế, phải nhường bước... và nếu cần còn phải hy hiến cả chính bản thân mình để mưu lợi ích thiêng liêng, tìm cầu phần rỗi cho anh chị em nữa.
Chúa đã phán: "Không có tình yêu thương nào cao cả hơn tình yêu thương của người hiến mạng sống mình vì bạn hữu, mà chính các con là bạn hữu của Thầy" (Jn 15:13). Chúa cũng đòi chúng ta phải hiến mạng sống mình vì phần rỗi anh chị em chúng ta như vậy.
III. THỰC HÀNH TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY
Để thực thi Đức Bái Ái trong cuộc sống hằng ngày, Đức Phaolô VI đã đặt một dấu chỉ để chúng ta kiểm xét: "Dấu chỉ của Bái Ái Huynh Đệ chân thật gặp thấy trong sự đơn sơ, vui tươi; nhờ đó, mỗi người đều cố gắng tìm hiểu xem mỗi người ước ao điều gì hơn cả" (C.T.P.A. # 39). Để đạt được lợi ích đó, Ngài còn khuyên nhủ: "Chúng con đừng quên rằng, Đức Ái Huynh Đệ phải là niềm hy vọng linh hoạt, làm cho tha nhân có thể đạt được mục đích họ mong muốn, nhờ sự giúp đỡ huynh đệ của chúng con" (C.T.P.A. # 39).
Để dễ thực thi giáo huấn của vị Đại Diện tối cao của Chúa, chúng ta cần:
1. Trong đời sống gia đình: Cha mẹ, vợ chồng, con cái cần có lòng thương cảm biết yêu đương, đùm bọc, bù trừ, nhường nhịn, hy sinh cho nhau.
2. Trong đời sống xã hội: Mọi người cần biết tha thứ, không chấp nhất, không bủn xỉn, nhưng quảng đại cao thượng, tương trợ lẫn nhau.
3. Trong đời sống cộng đồng: Các phần tử cần có lòng hợp nhất, mỗi người phải biết xả kỷ vị tha, để cùng nhau xây dựng công ích.
Kết Luận
Nếu mỗi người chúng ta noi theo gương Chúa, biết hy sinh chính bản thân mình, chịu thiệt thòi, nép vế, thua thiệt vì tha nhân, chắc chắn chúng ta sẽ đem lại hạnh phúc cho nhau. Chính lòng Bác Ái đó sẽ biến đổi gia đình chúng ta trở thành tổ ấm yêu đương; đoàn thể chúng ta sẽ trở thành cộng đồng hạnh phúc; Giáo Hội chúng ta sẽ trở thành Thiên Đàng nơi Chúa hiển ngự. Đạt được ước nguyện đó, tất cả chúng ta sẽ trở thành những chứng nhân của tình thương yêu Thiên Chúa, sẽ chinh phục nhân loại về với Chúa, làm nên một Đoàn Chiên duy nhất, một đại gia đình yêu thương của Chúa Kitô trên trần gian.
Vì: "Yêu là tự hy hiến chính mình", luôn luôn cố gắng làm hài lòng tha nhân vì Chúa. Như Chị Nữ Tu Antoinette chỉ muốn cho bệnh nhân là "Cha Già Lựu Đạn" được vui lòng, nên Chị đã cảm hóa được ông cho Chúa. Chính Mẹ Maria đã nêu cho chúng ta mẫu gương Bác Ái cao cả tại tiệc cưới Cana và Mẹ cũng đã dạy chúng ta, các con ngoan thảo của Mẹ một bài học: "Mỗi người chúng con hãy cố làm cho người khác được sung sướng, được hạnh phúc".
Xin Mẹ giúp chúng con biết thương yêu nhau như dấu chứng lòng chúng con yêu mến Chúa và là con ngoan thảo của Mẹ.
(tinmung.net)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.