Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011
Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011
LỜI CHÚA CHÚA NHẬT PHỤC SINH NĂM A (Ga 20, 1-9)
Mời xem videoclip
CHÚA PHỤC SINH
Trong dòng thác người tín hữu đông đúc
Đến Thánh Đường đêm Đại Lễ Phục sinh
Nguyện đường này xưa mấy lần hai mình
Đi dự lễ vui bên nhau hạnh phúc …
Anh không sao có thể tìm gặp được
Bóng dáng em đã hòa quyện đám đông
Tất cả đang sốt sắng ở trong lòng
Vì tim họ tràn đầy ánh sáng Chúa
Ánh sáng đêm …áp Phục Sinh lan tỏa
Mừng Giêsu con Thiên Chúa Phục Sinh
Sáng chan hòa chiếu soi mọi con tim
Cùng tín hữu mừng Con Chúa sống lại
Anh ước mong tìm gặp em trở lại
Sau những năm tù tội bị đi xa
Nhưng lòng anh không quên em ở nhà
Mỗi Chúa Nhật đến nguyện đường dự lễ
Không thấy em đêm Phục Sinh trọng thể
Có lẽ em có mặt trong đám đông
Anh kỳ vọng với nguyện ước trong lòng
Cùng bên em mừng Con Chúa Sống Lại
Anh cô đơn vẫn kiên trì đứng đợi
Đợi ngay cổng nhà nguyện khi lễ về
Với hy vọng gặp được em vui ghê
Ta sống lại những kỷ niệm thuở trước
Con tim anh không thể quên em được
Chúa Phục Sinh đem ta lại với nhau
Để chia sẻ buồn vui nơi trần thế
Tôn thờ Chúa nhớ kỷ niệm buổi đầu …
Cao Trí Dũng
(thanhlinh.net)
CHÚA PHỤC SINH
Trong dòng thác người tín hữu đông đúc
Đến Thánh Đường đêm Đại Lễ Phục sinh
Nguyện đường này xưa mấy lần hai mình
Đi dự lễ vui bên nhau hạnh phúc …
Anh không sao có thể tìm gặp được
Bóng dáng em đã hòa quyện đám đông
Tất cả đang sốt sắng ở trong lòng
Vì tim họ tràn đầy ánh sáng Chúa
Ánh sáng đêm …áp Phục Sinh lan tỏa
Mừng Giêsu con Thiên Chúa Phục Sinh
Sáng chan hòa chiếu soi mọi con tim
Cùng tín hữu mừng Con Chúa sống lại
Anh ước mong tìm gặp em trở lại
Sau những năm tù tội bị đi xa
Nhưng lòng anh không quên em ở nhà
Mỗi Chúa Nhật đến nguyện đường dự lễ
Không thấy em đêm Phục Sinh trọng thể
Có lẽ em có mặt trong đám đông
Anh kỳ vọng với nguyện ước trong lòng
Cùng bên em mừng Con Chúa Sống Lại
Anh cô đơn vẫn kiên trì đứng đợi
Đợi ngay cổng nhà nguyện khi lễ về
Với hy vọng gặp được em vui ghê
Ta sống lại những kỷ niệm thuở trước
Con tim anh không thể quên em được
Chúa Phục Sinh đem ta lại với nhau
Để chia sẻ buồn vui nơi trần thế
Tôn thờ Chúa nhớ kỷ niệm buổi đầu …
Cao Trí Dũng
(thanhlinh.net)
Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011
Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011
CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA - NHẬT LỄ LÁ NĂM A (Mt 26,14-27,66)
Mời xem thêm videoclip
Lá thư của người tử tội
Bạn thân mến !
Ngày mai người ta đem tôi ra pháp trường. Trước lúc chịu nhiều cực hình và chịu chết một cách ô nhục, tôi muốn gởi đến bạn đôi dòng tâm sự.
Tôi sinh vào đời trong làng quê nghèo bé nhỏ. Cha Mẹ tôi lam lũ nuôi tôi khôn lớn. Tuổi thơ tôi cũng trải qua trên những trang giấy học trò. Giấc mơ thần tiên cũng có ông Bụt cô Tiên cô Tấm. Hơi thở của tôi cũng ngọt mặn phù sa của con sông quê nhà. Tôi là con người bình dị với những hạnh phúc phận người và ngang trái phận nhân sinh. Thế nhưng, có một điều mà có lẽ bạn phải khám phá suốt cả đời mình để nhận ra chính tôi. Tôi là Hằng Hữu và là Tự Hữu, là Alpha và Ômêga, khởi Thuỷ và tận cùng. Chính Cha đã sai tôi đến trong trần gian này là để đem lại cho bạn sự sống đời đời. Nếu đọc lại cuộc đời của tôi mà những người học trò đã ghi lại bạn sẽ biết tôi là ai. Hơn ba mươi năm có mặt cùng bạn trên cuộc đời này, với gần ba năm áo dặm đường dài, vai trĩu nặng gánh phong trần. Tôi đã cứu chữa biết bao người thoát khỏi những cơn bệnh hay hoàn cảnh hiểm nghèo, những người lý ra phải biết ơn tôi thì nay lại quay lưng phản bội. Tôi đã làm theo ý Đấng đã sai Tôi. Người là Cha của bạn và của mọi người. Người đã thể hiện Bản tính của mình trong người Con Một dấu yêu. Người Con ấy chính là Tôi, kẻ mà loài người lên án chết trên Thập Tự Giá.
Bản án dành cho tôi là bất công, nhưng tôi vui lòng đón nhận vì đó là ý Đấng đã sai tôi. Hơn nữa máu của tôi đổ ra là nguồn ơn cứu thoát cho bạn và cho những ai tin vào tôi. Tôi chết rồi bạn hãy đọc lấy nhật ký cuộc đời của tôi. Từng ngày và mãi mãi, tôi sẽ ở cùng bạn và không bỏ rơi bạn bao giờ.
Ký tên
Giêsu Nazareth
LM Giacôbê Tạ Chúc
(nguồn : thanhlinh.net)
Giêsu Nazareth
LM Giacôbê Tạ Chúc
(nguồn : thanhlinh.net)
Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011
LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 5 MÙA CHAY NĂM A (Ga 11, 1-45)
Mời xem videoclip
Buồn là như vậy đó, hình như ý thức sự chết thế nào rồi cũng sẽ đến, không buông tha cho bất kỳ ai, nên số đông nhân loại chạy theo lối sống hưởng thụ, sống cuồng, sống vội kẻo sự chết đến vào lúc ta không ngờ vào giờ ta không biết, chưa thỏa mãn hưởng thụ có phải là uổng phí một đời. Chưa bao giờ chủ nghĩa thực dụng chiếm hữu con người nhiều như hiện tại. Thế giới càng văn minh, nhu cầu hưởng thụ càng lớn. Cái tâm thức đáng chết ấy ngày càng lún sâu vào não trạng nhân loại, người ta đua nhau làm những chuyện phi đồi hầu đạt được thõa mãn dục vọng.
Số đông còn lại sống theo thái độ bàng quan, mặc thế thời xoay chuyển, định luật xoay vần, họ chỉ sống và muốn sống thu tích cho đầy hố tham vọng, mặc ngày sau ra sao thì ra, không quan tâm, chằng màng biết đến. Cái thái độ sống như thể chẳng bao giờ phải chết ngày càng nhân rộng. Cứ thế, họ kèn cựa, tranh giành hơn thiệt từng chút từng ly, tiền của, danh vọng là tất cả, bất chấp nhân phẩm, tính mạng. Nực cười, những con người với thái độ sống đáng sợ như thế lại tự cho đúng đắn, hợp thời, văn minh vì chạy kịp đà tiến nhân loại.
Như vậy, con người đâu có sợ chết, đúng hơn họ không sợ hậu vận. Tưởng rằng chết là hết, nếu chết là hết thì tại sao những ngày ngắn ngủi nay còn mai mất trên trần gian không lo hưởng thụ cho thỏa thích, sợ chết phải làm ma đói. Mặc dầu biết chết là hết, vẫn nghiễm nhiên hưởng thụ, ganh đua, kẻo thiệt với đời. Có thể nói, con người thời đại không sợ chết, coi thường cái chết, bất chấp sự chết… cái chết của một lương tâm trong sáng. Lương tâm nhân loại đã bị bào mòn, chai cứng, tha hóa bởi môi trường, hoàn cảnh sống. Cuộc sống ngày càng văn minh, tất nhiên cái khó khăn làm nên cuộc sống càng lớn, không biết có phải vì vậy mà nhân loại buông xuôi theo làn xoáy thời đại, lơi lỏng chuẩn mực xã hội, sống vô độ, tự mình đi vào ngõ cụt dẫn đến diệt vong.
Như vậy, song song với những cái chết thể lý, sự ra đi tất yếu của con người, thì cái chết tâm linh đang trên đà báo động. Người ta chết ngay khi còn đang sống là như vậy đó, chết vì tham danh vọng bạc tiền mà bán rẻ lương tri, nhân phẩm. Hiếm thấy ai biết sống như thể ngày mai không còn sống nữa, để có một cuộc sống đẹp.
Thật ra, nhân loại tham sống bất tử không phải vì muốn được hạnh phúc trong niềm vui bình an công chính, mà cũng chỉ vì tham sống sợ chết, lo mất đi cái thế giới vật chất đầy lôi cuốn, hấp dẫn nên họ cuống cuồng lao vào vòng xoáy tham vọng. Để có được sự sống bất diệt, nhất thiết phải sống với thái độ siêu thoát, không nô lệ bạc tiền, danh vọng, càng bám vào nó, càng bị tiêu diệt. Người ta sống công chính, thì cho dù cái chết thể xác có mang họ ra khỏi thế giới này, họ cũng sẽ sống mãi, không bao giờ chết. Có những cái chết trường sinh, nghĩa là sống mãi không bao giờ chết trong lòng người vậy. Nếu từ thuở tạo dựng, con người đã khao khát sống trường sinh, vì không muốn đối diện với cái chết thì lẽ ra phải biết sống tốt để được sống mãi chứ. Ngược lại, nhu cầu muốn được sống mãi càng cao thì nhu cầu bám víu vật chất càng lớn. Tin vào Thượng Đế để được sống bất diệt mà phải đánh mất tự do, hưởng thụ khiến con người chao đảo, buông xuôi, bỏ cuộc. Nếu việc đón nhận cái chết là nỗi đe dọa khinh hoàng đối với nhân loại thì việc giết chết lương tri nhân phẩm lại là một hồi chuông cảnh báo ghê sợ. Văn minh khoa học ngày càng tiến bộ, thỏa đáp nhu cầu bảo tồn sự sống nhưng càng cứu sống con người trên phương diện thể xác bao nhiêu thì càng giết lần giết mòn lương tri bấy nhiêu. Chỉ vỉ lợi nhuận, người ta đã phát minh ra không biết bao nhiêu là phương tiện bo đắp thân xác, bỏ qua giá trị nhân văn, giữ gìn thuần phong mĩ tục. Ladarô, như bao người, cũng đến lúc anh phải bỏ lại người thân để ra đi, trả lại thân xác vào lòng đất - nơi nó được phát xuất ra, còn linh hồn trở về với Đấng Tạo Thành. Dù muốn dù không, đã là tạo vật, không ai tránh khỏi điều đáng sợ ấy. Nhưng sự thật, đó không hoàn toàn là điều dữ, mà đúng hơn là một sự kết thúc tốt lành, để được về với sự thật đời mình. Con người thật ra đâu phải thuộc thế gian này, mà thuộc về nơi không còn đau khổ, mất mát, tội lỗi hay sự chết. Nếu trần gian không cho con người hạnh phúc, thì tại sao nhân loại cứ bám mãi vào đó như một loài tầm gửi, không thể tự mình vươn lên tìm đến lẽ sống. Nếu ra đi, là để được hạnh phúc trường sinh, thì tại sao con người sợ chết. Nếu nói ai chả muốn sống mãi, thì tại sao việc về trời để được sống viên mãn trong tình yêu cứu độ lại khiến con người hoảng sợ, luyến tiếc? Hình như cái sống vật chất chiếm hữu tâm tưởng con người hơn nhiều so với cái sống tâm linh. Có lẽ nó thuộc về một thế giới mơ hồ, trừu tượng. Do vậy, càng bám vào trần thế, con người càng chìm sâu trong cái chết bất tận.
Chết mà được trường sinh, đó là cái chết bất tử, cái chết để được sống mãi. Sống mà bán rẻ lương tri, là chết trước thời hạn, chết ngay khi còn đang sống. Sống hay chết không thuộc quyền tự do chọn lựa của con người mà thuộc về Đấng làm chủ nó. Có ai chọn cho mình ngày sinh ra cũng như lúc mất đi, nhưng làm cho mình sống hay chết lại hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định từng cá vị.
Lạy Chúa, ngay từ hồi bé xíu, con đã ý thức về cái chết. Có nhiều thứ trên đời khiến con lo sợ nhưng vẫn không sợ gì hơn sự chết. Sự chết cướp đi của con tất cả: cuộc sống, người con yêu thương. Thế nhưng, khi ý thức rõ rệt về cội nguồn, nhất là khi đối diện với bất toàn cuộc sống, con chỉ muốn được sống mãi ở nơi không còn sự dữ, khổ đau, mất mát. Bao lần chứng kiến người thân ra đi, con đã khóc đến cạn kiệt lòng, nào phải luyến tiếc sự sống mà là như mất đi chính thân thể mình vậy. Con cũng chẳng hiều nổi, những điều con lo sợ, nhút nhát, trốn tránh trước đây, thì bây giờ chính con chọn lựa lại. Có lẽ con đã sai, con lầm tưởng lối lên trời duy nhất, để rồi bỏ qua con đường từ đất. Con quên mất Ngài cũng đã bỏ trời xuống đất vì con. Có ai lên trời mà không từ đất bao giờ, nơi họ được sinh ra và phải mất đi. Xin cho con niềm tin, lòng can đảm cùng người con yêu thương với Chúa bước hết đoạn đường nối đất với trời, dẫu có phải mất đi tất cả cũng cam…
M. Hoàng Thị Thùy Trang.
(nguồn : thanhlinh.net)
ĐƯỜNG LÊN TRỜI
Bệnh tật, cái chết luôn là mối đe dọa lớn nhất giáng trên nỗi sợ hãi của con người. Nếu nói vạn vật đều được sinh ra trên cõi đời này thì không thể phủ nhận bất kỳ tạo vật nào cũng muốn trường sinh, do đó nhu cầu bảo tồn sự sống được coi là nhu cầu lớn nhất của vũ trụ. Chả vậy mà mọi loài cứ hoài xâu xé nhau, tranh giành sự sống. Nhìn lại lịch sử nhân loại, con người vất vả bao nhiêu để đi tìm cho bằng được phương thuốc trường sinh bất tử, thế nhưng ngoài Thiên Chúa, thế giới có thể làm được gì để muôn loài bất diệt? Quả thật, danh vọng, giàu sang, tiền tài, địa vị, quyền lực… có lớn lao thế nào đi nữa thì cũng phải đối diện với cái chết. Tội lỗi giết chết linh hồn con người, sự chết cướp đi thân xác họ. Hai cái chết trong một thực thể, cái chết nào cũng quan trọng. Chẳng vậy mà dân gian thường khuyên bảo hay khuyến cáo nhau: hãy chết trước khi chết hay những kẻ chết… ngay khi còn đang sống.Buồn là như vậy đó, hình như ý thức sự chết thế nào rồi cũng sẽ đến, không buông tha cho bất kỳ ai, nên số đông nhân loại chạy theo lối sống hưởng thụ, sống cuồng, sống vội kẻo sự chết đến vào lúc ta không ngờ vào giờ ta không biết, chưa thỏa mãn hưởng thụ có phải là uổng phí một đời. Chưa bao giờ chủ nghĩa thực dụng chiếm hữu con người nhiều như hiện tại. Thế giới càng văn minh, nhu cầu hưởng thụ càng lớn. Cái tâm thức đáng chết ấy ngày càng lún sâu vào não trạng nhân loại, người ta đua nhau làm những chuyện phi đồi hầu đạt được thõa mãn dục vọng.
Số đông còn lại sống theo thái độ bàng quan, mặc thế thời xoay chuyển, định luật xoay vần, họ chỉ sống và muốn sống thu tích cho đầy hố tham vọng, mặc ngày sau ra sao thì ra, không quan tâm, chằng màng biết đến. Cái thái độ sống như thể chẳng bao giờ phải chết ngày càng nhân rộng. Cứ thế, họ kèn cựa, tranh giành hơn thiệt từng chút từng ly, tiền của, danh vọng là tất cả, bất chấp nhân phẩm, tính mạng. Nực cười, những con người với thái độ sống đáng sợ như thế lại tự cho đúng đắn, hợp thời, văn minh vì chạy kịp đà tiến nhân loại.
Như vậy, con người đâu có sợ chết, đúng hơn họ không sợ hậu vận. Tưởng rằng chết là hết, nếu chết là hết thì tại sao những ngày ngắn ngủi nay còn mai mất trên trần gian không lo hưởng thụ cho thỏa thích, sợ chết phải làm ma đói. Mặc dầu biết chết là hết, vẫn nghiễm nhiên hưởng thụ, ganh đua, kẻo thiệt với đời. Có thể nói, con người thời đại không sợ chết, coi thường cái chết, bất chấp sự chết… cái chết của một lương tâm trong sáng. Lương tâm nhân loại đã bị bào mòn, chai cứng, tha hóa bởi môi trường, hoàn cảnh sống. Cuộc sống ngày càng văn minh, tất nhiên cái khó khăn làm nên cuộc sống càng lớn, không biết có phải vì vậy mà nhân loại buông xuôi theo làn xoáy thời đại, lơi lỏng chuẩn mực xã hội, sống vô độ, tự mình đi vào ngõ cụt dẫn đến diệt vong.
Như vậy, song song với những cái chết thể lý, sự ra đi tất yếu của con người, thì cái chết tâm linh đang trên đà báo động. Người ta chết ngay khi còn đang sống là như vậy đó, chết vì tham danh vọng bạc tiền mà bán rẻ lương tri, nhân phẩm. Hiếm thấy ai biết sống như thể ngày mai không còn sống nữa, để có một cuộc sống đẹp.
Thật ra, nhân loại tham sống bất tử không phải vì muốn được hạnh phúc trong niềm vui bình an công chính, mà cũng chỉ vì tham sống sợ chết, lo mất đi cái thế giới vật chất đầy lôi cuốn, hấp dẫn nên họ cuống cuồng lao vào vòng xoáy tham vọng. Để có được sự sống bất diệt, nhất thiết phải sống với thái độ siêu thoát, không nô lệ bạc tiền, danh vọng, càng bám vào nó, càng bị tiêu diệt. Người ta sống công chính, thì cho dù cái chết thể xác có mang họ ra khỏi thế giới này, họ cũng sẽ sống mãi, không bao giờ chết. Có những cái chết trường sinh, nghĩa là sống mãi không bao giờ chết trong lòng người vậy. Nếu từ thuở tạo dựng, con người đã khao khát sống trường sinh, vì không muốn đối diện với cái chết thì lẽ ra phải biết sống tốt để được sống mãi chứ. Ngược lại, nhu cầu muốn được sống mãi càng cao thì nhu cầu bám víu vật chất càng lớn. Tin vào Thượng Đế để được sống bất diệt mà phải đánh mất tự do, hưởng thụ khiến con người chao đảo, buông xuôi, bỏ cuộc. Nếu việc đón nhận cái chết là nỗi đe dọa khinh hoàng đối với nhân loại thì việc giết chết lương tri nhân phẩm lại là một hồi chuông cảnh báo ghê sợ. Văn minh khoa học ngày càng tiến bộ, thỏa đáp nhu cầu bảo tồn sự sống nhưng càng cứu sống con người trên phương diện thể xác bao nhiêu thì càng giết lần giết mòn lương tri bấy nhiêu. Chỉ vỉ lợi nhuận, người ta đã phát minh ra không biết bao nhiêu là phương tiện bo đắp thân xác, bỏ qua giá trị nhân văn, giữ gìn thuần phong mĩ tục. Ladarô, như bao người, cũng đến lúc anh phải bỏ lại người thân để ra đi, trả lại thân xác vào lòng đất - nơi nó được phát xuất ra, còn linh hồn trở về với Đấng Tạo Thành. Dù muốn dù không, đã là tạo vật, không ai tránh khỏi điều đáng sợ ấy. Nhưng sự thật, đó không hoàn toàn là điều dữ, mà đúng hơn là một sự kết thúc tốt lành, để được về với sự thật đời mình. Con người thật ra đâu phải thuộc thế gian này, mà thuộc về nơi không còn đau khổ, mất mát, tội lỗi hay sự chết. Nếu trần gian không cho con người hạnh phúc, thì tại sao nhân loại cứ bám mãi vào đó như một loài tầm gửi, không thể tự mình vươn lên tìm đến lẽ sống. Nếu ra đi, là để được hạnh phúc trường sinh, thì tại sao con người sợ chết. Nếu nói ai chả muốn sống mãi, thì tại sao việc về trời để được sống viên mãn trong tình yêu cứu độ lại khiến con người hoảng sợ, luyến tiếc? Hình như cái sống vật chất chiếm hữu tâm tưởng con người hơn nhiều so với cái sống tâm linh. Có lẽ nó thuộc về một thế giới mơ hồ, trừu tượng. Do vậy, càng bám vào trần thế, con người càng chìm sâu trong cái chết bất tận.
Chết mà được trường sinh, đó là cái chết bất tử, cái chết để được sống mãi. Sống mà bán rẻ lương tri, là chết trước thời hạn, chết ngay khi còn đang sống. Sống hay chết không thuộc quyền tự do chọn lựa của con người mà thuộc về Đấng làm chủ nó. Có ai chọn cho mình ngày sinh ra cũng như lúc mất đi, nhưng làm cho mình sống hay chết lại hoàn toàn tùy thuộc vào quyết định từng cá vị.
Lạy Chúa, ngay từ hồi bé xíu, con đã ý thức về cái chết. Có nhiều thứ trên đời khiến con lo sợ nhưng vẫn không sợ gì hơn sự chết. Sự chết cướp đi của con tất cả: cuộc sống, người con yêu thương. Thế nhưng, khi ý thức rõ rệt về cội nguồn, nhất là khi đối diện với bất toàn cuộc sống, con chỉ muốn được sống mãi ở nơi không còn sự dữ, khổ đau, mất mát. Bao lần chứng kiến người thân ra đi, con đã khóc đến cạn kiệt lòng, nào phải luyến tiếc sự sống mà là như mất đi chính thân thể mình vậy. Con cũng chẳng hiều nổi, những điều con lo sợ, nhút nhát, trốn tránh trước đây, thì bây giờ chính con chọn lựa lại. Có lẽ con đã sai, con lầm tưởng lối lên trời duy nhất, để rồi bỏ qua con đường từ đất. Con quên mất Ngài cũng đã bỏ trời xuống đất vì con. Có ai lên trời mà không từ đất bao giờ, nơi họ được sinh ra và phải mất đi. Xin cho con niềm tin, lòng can đảm cùng người con yêu thương với Chúa bước hết đoạn đường nối đất với trời, dẫu có phải mất đi tất cả cũng cam…
M. Hoàng Thị Thùy Trang.
(nguồn : thanhlinh.net)
Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011
LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY NĂM A (Ga 9, 1-41)
Mời xem videoclip
CÔ GÁI MÙ
Có thể nói không phải dễ dàng sáng tạo, làm gì cũng phải tốn hao công sức, tài nguyên, trí tuệ. Nếu làm lụng khó thế thì làm người khó hơn gấp bội. Làm người xứng với tên gọi con người là cả một hành trình đòi hỏi phải rèn luyện, chiến đấu… Làm người khó cho nên hạnh phúc duy nhất trên cõi đời này chính là được làm người.Thực ra, ngay từ tạo dựng, Thiên Chúa đã phú bẩm cho con người mọi phẩm tính của Ngài: lý trí, ý chí, tình cảm, tự do cùng lương tâm biết làm lành lánh dữ. Trao cho con người làm chủ thiên nhiên vũ trụ, Thiên Chúa không bỏ mặc con người, để tự họ lây lất với cuộc sống mà hơn hẳn vậy, Ngài từng bước chăm sóc thương yêu. Cái khó hệ tại việc làm thế nào để thế giới nhận ra sự hiện diện quyền năng yêu thương đó mà thôi.
Làm người khó không phải vì Đấng Tạo Thành làm khiếm khuyết mà chính vì bản thân nhân loại tự làm khó nhau, buộc trên nhau những gánh nặng lề luật rồi sát hại nhau chỉ vì nó. Chuẩn mực xã hội chỉ là những qui định chung con người đặt ra nhằm bảo vệ, xây dựng lợi ích chung chứ không phải con người sinh ra để phục vụ lệ luật. Tự do Thiên Chúa ban là giúp con người trưởng thành, có trách nhiệm với cuộc đời, xã hội, con người lại lạm dụng tự do mặc nhiên đoán xét, khinh miệt, loại trừ kẻ khác.
Cùng làm người, chung phận kiếp con người nhưng hiếm thấy kẻ biết yêu quí đồng loại. Chứng kiến người xấu số, kém may mắn thay vì cảm ơn cuộc đời đã cho mình diễm phúc hầu biết sống xứng đáng với những gì đã lãnh nhận, tránh lối sống hưởng thụ vô trách nhiệm, con người lại quay ra dè bỉu lẫn nhau. Thấy tai ương, sự dữ xảy ra cho người khác thay vì trắc ẩn trước nỗi đau mất mát thì lại chê bôi, đoán xét, cho sự việc ấy diễn ra là do trời phạt, làm ác nên đương nhiên phải lãnh nhận hậu quả. Thật ra, Thiên Chúa đâu có tạo nên sự dữ, Ngài tạo thế giới đầy tốt lành. Bệnh tật, sự chết là do tội lỗi gây nên. Thiên Chúa quyền năng làm được mọi sự, Ngài phán một lời tức thì không trở thành có, có thành không. Ngài lựa chọn con đường đau khổ, thập giá để dạy nhân loại biết tìm ra ý nghĩa cuộc sống từ những khổ đau, không nhìn thấy thử thách gian nan, mất mát mà chùn bước. Ngược lại, tự rèn luyện vươn lên, vượt thắng chính mình, bằng lòng với những gì mình có, chấp nhận sự thật về mình và cố gắng hoàn thiện cuộc sống.
Cuộc đời luôn có thăng trầm, không lấy đó mà e ngại, không nhìn vào giới hạn, khiếm khuyết mà bi quan, trái lại hãy khẳng định chính mình bằng tinh thần lạc quan, kiên nghị. Không có cánh cửa khép chặt cho bất kỳ ai, chỉ có những con người hèn nhát, buông xuôi không dám đối diện cuộc sống mới bi quan, tự kỉ. Cho dù bạn là ai, bất kỳ bạn như thế nào hãy luôn nhớ có Thiên Chúa yêu thương, lấy đó làm đủ mà kiên vững giữa đời. Thiên Chúa quan phòng, Ngài từng giờ giữ gìn, chăm sóc, chỉ tội nhân loại mù không biết, mãi loay hoay với cái ách nặng nề của cơm áo gạo tiền, tham mê danh vọng, bỏ qua lòng nhân hậu và sự hiện diện của Thiên Chúa.
Người giàu nhìn thấy kẻ nghèo mà thương cảm cũng vui, đàng này mặc sức hưởng thụ, không cần biết đến nỗi thống khổ của người nghèo đói, bệnh tật. Kẻ khỏe mạnh mặc nhiên phung phá, cười nhạo trên khiếm khuyết đồng loại. Có phải nghèo đói, bệnh tật là bất hạnh? Người sống không Thiên Chúa, không biết đến tình yêu thương của Ngài mới là kẻ bất hạnh. Cậy dựa vào sức mạnh tiền của, địa vị, quyền lực, nhân loại khinh thường kẻ yếu thế. Thiên Chúa cho mưa xuống trên người lành kẻ ác, thiện dữ cùng hưởng chung một bầu khí quyển, cùng hít thở nguồn không khí trong lành, sao có thể nhẫn tâm loại bỏ nhau, trong khi thế giới không là của riêng ai.
Câu chuyện anh mù bẩm sinh cũng chính là đề tài muôn thuở của nhân loại. Nhìn thấy kẻ tật nguyền nhân loại tự cho mình đáng được hưởng, người xấu số do bởi chính họ, cha mẹ hay dòng họ. Nào có phải chính ai, trong khi con người khác gì nhau, có ai là thần thánh, không phải tạo vật, sao có thể khinh miệt kẻ kém may mắn hơn mình? Thiên Chúa xử ác với ai bao giờ? Con người phạm tội, lạm dụng tình thương của Ngài còn đổ cho Ngài mọi trách nhiệm. Bất toàn đều xuất phát từ tham vọng, tự nhân loại làm khổ mình, khổ nhau. Cuộc sống đều sẽ qua đi, quan trọng là tin vào quyền năng Thiên Chúa.
Đáng sợ, não trạng thế giới đương đại gán cho Thiên Chúa là tác giả sự dữ, mà sự thật con người mới là nguyên nhân. Đức Giêsu khẳng định cách minh bạch sự việc người mù bẩm sinh, mù không phải vì anh phạm tội cũng chẳng phải vì cha mẹ ăn ở không đức, mà là để quyền năng Thiên Chúa được tỏ hiện (x. Ga 9,3). Thiên Chúa làm được tất cả, những phép lạ nhãn tiền Ngài thực hiện trong lịch sử để con người nhận biết mà gia tăng lòng tin. Thế nhưng, oái ăm thay, người mù - kẻ mà nhân loại xếp vào hàng tội lỗi, con người kém may mắn, bất hạnh, lại đón nhận được ơn cứu độ. Chính vì anh đã cảm nhận chân thực sự hiện diện yêu thương, uy quyền của Thiên Chúa. Khiếm khuyết thể xác nhưng tinh thần anh hoàn toàn minh mẫn, niềm tin thực thụ tinh ròng. Đáng tiếc những kẻ đầu cao mắt sáng nhưng đui mù trước sự hiện diện linh thánh. Người mù được sáng, kẻ sáng lại trở nên đui mù là vậy. Khiếm khuyết, bất toàn thân xác không phải là yếu tố quyết định phúc họa con người mà chính là thế giới nội tâm, linh hồn thuộc trọn Thiên Chúa và quy hướng về Ngài mới là yếu tố thiết thực làm nên phúc họa nhân loại.
Thời đại phụ thuộc quá nhiều vào luật lệ, những chuẩn mực lề thói cứng nhắc nhằm tiêu diệt lẫn nhau. Ràng buộc níu kéo, tự chất lên vai nhau thập giá nhân tạo, quên đi việc thánh hóa bất toàn cuộc sống thành phương thuốc bổ dưỡng tâm linh. Nào biết ai họa ai phúc, kẻ may mắn, kẻ bất hạnh? Giá trị vật chất không là thước đo phúc lộc mai hậu, niềm tin, lòng mến mới là nhân tố quyết định.
Đáng tiếc, kẻ mù lại không biết mình đang mù, kẻ đang lao xuống hố mà không biết mình lao xuống hố, cứ nhất nhất bảo vệ quan điểm, lối sống ích kỉ, loại bỏ Thiên Chúa và đường lối Ngài ra bên lề cuộc sống. Tự do hưởng thụ, bất chấp phải trái, thiện ác là vấn nạn đáng báo động khi tấm màn vật chất hào nhoáng phủ dầy trên nhu cầu tham vọng của nhân loại, lại còn được bảo bọc bởi những lời tung hô chúc tụng. Càng dày tham vọng, càng mờ chân lý. Chỉ những ai biết lột bỏ cặp kính tham sân si, người ấy mới có thể để cho ánh mắt chân lý rọi chiếu.
Lạy Chúa, con không mù, cũng không hề bị khiếm khuyết, nhìn vào đó, ai cho con là người bất hạnh, kém may mắn? Thế giới có không biết bao nhiêu mảnh đời nghiệt ngã, những thân phận phải đối diện với sự khiếm khuyết khôn lường, một trong những thành phần được loại trừ như thế, con đôi lúc mang trong mình chút kiêu hãnh vì sự công chính tự tạo, nếu không muốn nói đến sự bàng quan vô cảm trước những tình cảnh thương tâm. Cười trên nỗi thống khổ của kẻ khác, điềm nhiên hưởng thụ, tự cho mình quyền được hưởng hay đáng hưởng, con trở thành kẻ nhẫn tâm vô ơn từ khi nào. Mù mà cứ ngỡ mình sáng, con đánh mất đường chân lý khi nào chẳng hay. Xin cho con được thấy, lạy Chúa, xin cho con được thấy tình yêu thương và lòng nhân hậu của Ngài, cho con niềm tin và sức mạnh, cho dù có gian nan thử thách, khổ đau hay mất mát, tai nạn hay bệnh tật cũng không làm con hoảng sợ. Xin trả cho con nguồn ánh sáng mà cuộc đời đã đánh cắp. Bao năm qua, con lầm lũi mò mẫm bước đi trong nước mắt, hãy đưa con về, chữa con khỏi mù lòa tội lỗi, dẫu có phải khóc đến mắt nên mù cũng cam...
M. Hoàng Thị Thùy Trang.
(nguồn : thanhlinh.net)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)