PHỤC VỤ
Sưu tầm
Thế nào là một ông vua?
Dưới chế độ quân chủ thì nhà vua là người nắm giữ mọi quyền hành trong một nước. Với quyền hành lớn lao như thế, nhà vua dễ trở thành độc tài, bắt thần dân phải cung phụng cho mình với nếp sống xa xỉ và phóng túng.
Ngày nay, mặc dù chế độ quân chủ đã cáo chung tại hầu hết các nước, thế nhưng người ta vẫn tiếp tục dùng danh từ vua để chỉ một người thành công vượt bực trong một phạm vi nào đó, chẳng hạn như vua bóng đá, vua dầu lửa, vua xe hơi, vua leo núi…
Những ông vua thần tượng này thường được quần chúng ngưỡng mộ vì tài năng, vì giàu có, nhưng lắm khi đời sống luân lý của họ lại khiến chúng ta phải vỡ mộng.
Đành rằng trong lịch sử có những bậc minh quân, thương dân như thương con. Thế nhưng, có nên gọi Đức Kitô là vua khi nhân loại đã bước qua thiên niên kỷ thứ ba hay không?
Lần kia, sau phép lạ bánh hóa nhiều, dân chúng định tôn Ngài lên làm vua, để Ngài phất cờ giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của đế quốc La mã, nhưng Ngài đã trốn lên núi một mình.
Còn đoạn Tin Mừng sáng hôm nay, khi bị Philatô tra hỏi:
- Vậy ông là vua ư?
Đức Kitô đã không từ chối và cũng chẳng xác nhận. Ngài chỉ bảo:
- Chính quan nói rằng tôi là vua.
Thế nhưng rất nhiều lần Ngài đã đề cập đến nước Ngài. Nếu như chúng ta có gọi Ngài là vua, thì chắc chắn Ngài sẽ là một vị vua rất đặc biệt, không giống với bất kỳ vua chúa trần gian nào.
Thực vậy, sinh ra nơi máng cỏ Bêlem, hoạt động thì nay đây mai đó, không có lấy được một hòn đá tựa đầu và sau cùng chết đi trên thập giá. Và như thế Ngài là một vị vua không ngai vàng, không cung điện, không binh đội, không vương trượng. Quả thực Ngài là một vị vua không giống ai.
Nét đặc sắc của vương quyền nơi Ngài chính là tinh thần phục vụ:
- Con Người đến để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người.
Nơi khác Ngài cũng xác quyết:
- Thày sống giữa anh em như kẻ hầu bàn.
Ngài làm vua bằng cách cúi xuống để rửa chân cho các môn đệ. Và hành động phục vụ cao cả nhất chính là cái chết trên thập giá. Nhưng cũng chính nhờ cái chết này mà Ngài được tôn vinh:
- Ngày nào Thày bị treo lên khỏi đất, Thày sẽ kéo mọi sự lên cùng Thày.
Và thánh Phaolô đã xác quyết:
- Ngài đã vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá, nên Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài lên, tặng ban một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu.
Với chúng ta thì sao? Một khi tuyên xưng Đức Kitô là vua, chúng ta cũng phải thực thi tinh thần phục vụ của Ngài. Đây cũng chính là điều Ngài mong muốn:
- Nếu các con gọi Ta là Thày và là Chúa mà Ta còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau.
Nơi khác Ngài cũng xác quyết:
- Vua chúa trần gian thì lấy quyền hành mà thống trị họ. Còn các con thì không như thế, ai trong các con muốn làm lớn, thì hãy trở nên rốt hết và làm tôi tớ cho mọi người.
Chính nhờ tinh thần phục vụ này mà chúng ta trở nên ánh sáng, trở nên muối mặn, trở nên men bột, hầu góp phần làm cho nước Chúa được trị đến.
Ngày nay, mặc dù chế độ quân chủ đã cáo chung tại hầu hết các nước, thế nhưng người ta vẫn tiếp tục dùng danh từ vua để chỉ một người thành công vượt bực trong một phạm vi nào đó, chẳng hạn như vua bóng đá, vua dầu lửa, vua xe hơi, vua leo núi…
Những ông vua thần tượng này thường được quần chúng ngưỡng mộ vì tài năng, vì giàu có, nhưng lắm khi đời sống luân lý của họ lại khiến chúng ta phải vỡ mộng.
Đành rằng trong lịch sử có những bậc minh quân, thương dân như thương con. Thế nhưng, có nên gọi Đức Kitô là vua khi nhân loại đã bước qua thiên niên kỷ thứ ba hay không?
Lần kia, sau phép lạ bánh hóa nhiều, dân chúng định tôn Ngài lên làm vua, để Ngài phất cờ giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của đế quốc La mã, nhưng Ngài đã trốn lên núi một mình.
Còn đoạn Tin Mừng sáng hôm nay, khi bị Philatô tra hỏi:
- Vậy ông là vua ư?
Đức Kitô đã không từ chối và cũng chẳng xác nhận. Ngài chỉ bảo:
- Chính quan nói rằng tôi là vua.
Thế nhưng rất nhiều lần Ngài đã đề cập đến nước Ngài. Nếu như chúng ta có gọi Ngài là vua, thì chắc chắn Ngài sẽ là một vị vua rất đặc biệt, không giống với bất kỳ vua chúa trần gian nào.
Thực vậy, sinh ra nơi máng cỏ Bêlem, hoạt động thì nay đây mai đó, không có lấy được một hòn đá tựa đầu và sau cùng chết đi trên thập giá. Và như thế Ngài là một vị vua không ngai vàng, không cung điện, không binh đội, không vương trượng. Quả thực Ngài là một vị vua không giống ai.
Nét đặc sắc của vương quyền nơi Ngài chính là tinh thần phục vụ:
- Con Người đến để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người.
Nơi khác Ngài cũng xác quyết:
- Thày sống giữa anh em như kẻ hầu bàn.
Ngài làm vua bằng cách cúi xuống để rửa chân cho các môn đệ. Và hành động phục vụ cao cả nhất chính là cái chết trên thập giá. Nhưng cũng chính nhờ cái chết này mà Ngài được tôn vinh:
- Ngày nào Thày bị treo lên khỏi đất, Thày sẽ kéo mọi sự lên cùng Thày.
Và thánh Phaolô đã xác quyết:
- Ngài đã vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá, nên Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài lên, tặng ban một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu.
Với chúng ta thì sao? Một khi tuyên xưng Đức Kitô là vua, chúng ta cũng phải thực thi tinh thần phục vụ của Ngài. Đây cũng chính là điều Ngài mong muốn:
- Nếu các con gọi Ta là Thày và là Chúa mà Ta còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau.
Nơi khác Ngài cũng xác quyết:
- Vua chúa trần gian thì lấy quyền hành mà thống trị họ. Còn các con thì không như thế, ai trong các con muốn làm lớn, thì hãy trở nên rốt hết và làm tôi tớ cho mọi người.
Chính nhờ tinh thần phục vụ này mà chúng ta trở nên ánh sáng, trở nên muối mặn, trở nên men bột, hầu góp phần làm cho nước Chúa được trị đến.
(tinmung.net)