Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA NĂM C (Lc 2, 41-52)


NHỮNG THÁNH GIA NAGIARÉT THỜI ĐẠI MỚI
Lm. Ignatiô Trần Ngà
Có họ đạo nghèo ở vùng duyên hải miền Trung có tên gọi là Thánh Gia. Sở dĩ đặt tên như vậy là vì họ đạo nầy chọn Thánh Gia Nagiarét làm bổn mạng.

Phía bên hông nhà thờ họ đạo có một hang đá khá lớn, có bộ tượng hang đá bằng thạch cao to bằng tầm vóc người trưởng thành.
 
Hằng năm vào dịp lễ Thánh Gia, bổn mạng của giáo xứ, theo một truyền thống đã có từ lâu đời, sau khi lễ tan, các gia đình trong giáo xứ tập trung đông đảo chung quanh hang đá cầu nguyện với thánh gia thất và mỗi gia đình cử ra một vị đại diện tuần tự tiến lên theo hàng đôi đến trước bộ tượng hang đá, dâng lên Chúa Giêsu, Đức Mẹ và thánh Giu-se những bông hoa thắm tươi và thơm ngát để tỏ lòng tôn kính mến yêu của mình.

Thế rồi một biến cố đau lòng xảy ra trong dịp trước giáng sinh năm ấy, một nhóm trẻ tinh nghịch từ làng bên vì có thù hận với nhóm trẻ trong xóm đạo, đã kéo đến vào ban đêm đập phá bộ tượng hang đá vỡ ra nhiều mảnh.

Sự việc nầy khiến cho nhiều người hoang mang và bối rối!

Biết làm sao bây giờ, khi ngày lễ thánh gia đã gần kề? Tìm đâu ra bộ tượng ba Đấng mới thế vào bộ tượng đã bị phá tan? Nghi lễ dâng hoa cho ba Đấng vào mỗi dịp lễ Thánh Gia là một nghi lễ truyền thống đã được thực hiện xuyên suốt từ hơn trăm năm qua, không có năm nào bỏ qua, lẽ nào năm nay không tổ chức được?

Vì giáo dân trong xứ quá nghèo, Cha xứ và hội đồng mục vụ không thể huy động đủ tiền để đặt làm bộ tượng mới và dù có huy động đủ tiền cũng không thể đặt một bộ mới trong khi thời gian đã cận kề.

Trước tình thế đó, Cha Xứ có một sáng kiến táo bạo: Ngài cho mời đôi vợ chồng mới sinh đứa con trai đầu lòng được chừng tháng tuổi và mới được rửa tội mấy ngày trước, mặc y phục truyền thống thật chỉnh tề, đóng vai Đức Mẹ, thánh Giu-se và Chúa Giêsu thay cho bộ tượng hang đá bằng thạch cao đã bị hư hại. Ngài sắp xếp cho cặp vợ chồng quỳ bên trong hang đá, chầu hai bên đứa con thơ ở giữa họ và kêu mời đại diện các gia đình trong giáo xứ tiến lên theo hàng đôi dâng hoa cho ba vị nầy.


Sáng kiến nầy đã làm cho một số người trong họ đạo cảm thấy bị sốc. Họ cho rằng làm như vậy là quá đề cao gia đình người tín hữu và xúc phạm đến ba Đấng thánh.

Cha Sở cố gắng diễn giảng cho họ như sau:

Khi đề nghị gia đình anh chị Năm đóng vai Giu-se, Mẹ Maria và Chúa Giêsu thế chỗ cho bộ tượng ba Đấng bằng thạch cao bị hư, chúng ta không làm gì xúc phạm đến ba Đấng thánh, nhưng chúng ta xem gia đình anh chị Năm đây là hình ảnh rất trung thực và cao quý về Thánh Gia của Chúa Giêsu.

Lâu nay, chúng ta quen nhìn hình tượng ba Đấng bằng thạch cao, bằng xi măng hay bằng nhựa dẻo, và chưa quen nhìn hình tượng ba Đấng bằng xương bằng thịt có sự sống, có linh hồn, có lương tri, có trí tuệ như anh chị Năm đây, nên chúng ta cảm thấy bị sốc.

Nhưng xin quý ông bà hiểu điều nầy:

Thứ nhất: mỗi một người tín hữu đều có phẩm giá rất cao và được gọi là thánh. Thánh Phaolô gọi các tín hữu thuộc các giáo đoàn (nay gọi là giáo xứ) là thánh. Họ được hiến thánh nhờ bí tích thánh tẩy. Nhờ bí tích nầy họ trở thành chi thể, thành thân mình Chúa Giêsu.

Thánh Phaolô nói: "Nào Anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Đức Kitô sao?" (1Cr 6,15)

Ngoài ra, các tín hữu còn được Chúa Giêsu cho trở nên cùng một xương thịt với Người, được thông dự vào sự sống của Thiên Chúa, được thông phần bản tính Thiên Chúa nhờ đón nhận bí tích Thánh Thể.

Như vậy, không có một sản phẩm nào do tay người phàm làm ra dù bằng thạch cao, bằng gỗ, bằng đá hay bằng kim loại quý như bạc như vàng... xứng đáng được chọn làm hình ảnh của Chúa Giêsu, của Mẹ Maria, của thánh Giu-se cho bằng chính mỗi người Kitô hữu chúng ta.

Thứ hai: Hội Thánh công giáo xưa nay vẫn nhìn nhận gia đình của Kitô hữu là gia đình thánh nên Giáo Hội quen gọi đó là những hội thánh tại gia.

Chúa Giêsu còn lập bí tích hôn nhân để thánh hiến đời sống vợ chồng. Thế nên không gì thích hợp cho bằng chọn gia đình Kitô hữu làm biểu tượng cho thánh gia Nagiarét.

Sau khi hiểu được những điều cha xứ giải thích, mọi người vui vẻ dâng những đoá hoa thật đẹp thật tươi cho anh chị Năm được cử đóng vai thánh gia Nagiarét.

Rồi qua những năm sau, nhiều người trong giáo xứ đều thấy thật là thích hợp và đầy ý nghĩa khi chọn một gia đình công giáo trong họ đạo đóng vai thánh gia Nagiarét thay vì dùng bộ tượng thạch cao, nên cộng đồng giáo xứ thoả thuận với nhau rằng: đôi vợ chồng nào mới sinh con và được rửa tội sớm nhất trong tháng 12 dương lịch thì sẽ được chọn đóng vai thánh Giu-se, Đức Mẹ và Chúa Giêsu để cho giáo dân kính viếng. Và cũng từ lúc đó, thay vì dâng hoa cho ba Đấng như trước đây, người ta dâng cho em bé trong vai Giêsu những hộp sữa; dâng cho người mẹ trong vai Maria những cuộn chỉ, những chiếc kim, chiếc kéo; dâng cho người cha trong vai Giu-se những dụng cụ làm việc nho nhỏ như những chiếc kìm, chiếc búa, cái đục, cái bào...

Từ sự kiện nầy, các gia đình tín hữu trong xứ đạo đều ý thức mình là những thánh gia Nagiarét thời mới. Các đôi vợ chồng trong các gia đình luôn trân trọng và yêu quý nhau như tương quan giữa Mẹ Maria và thánh Giu-se. Cha mẹ biết chăm lo giáo dục con cái như Mẹ Maria và thánh Giu-se đã thực hiện với Chúa Giêsu năm xưa. Con cái luôn vâng phục và thảo hiếu với mẹ cha như Chúa Giêsu đã làm đối với thánh Giu-se và Đức Mẹ. Niềm vui, hạnh phúc và đời sống thánh thiện chan hoà trong các gia đình.

Ngoài ra, tương quan giữa các gia đình trong giáo xứ được cải thiện đáng kể vì ai nấy đều biết tôn trọng những gia đình khác vì xác tín rằng đó thực sự là những thánh gia.
(tinmung.net) 

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

CHUC MUNG GIANG SINH

GIÁNG SINH VỀ.
KÍNH CHÚC QUÝ CHA, QUÝ THẦY, QUÝ SƠ
VÀ TOÀN THỂ GIA ĐÌNH ANH CHỊ EM,BẠN HỮU, CON CHÁU
MỘT MÙA GIÁNG SINH TRÀN ĐẦY ƠN THÁNH CỦA CHÚA HÀI ĐỒNG
VÀ MỘT NĂM MỚI AN BÌNH, HẠNH PHÚC.
THỤY AN
 
 

LỜI CHÚA LỄ GIÁNG SINH - THÁNH LỄ BAN NGÀY (Ga 1, 1-18)


MỪNG CHÚA GIÁNG SINH


Kính Chúc
Quý Ân Nhân - Quý Thân Hữu
Quý Anh Chị gia đình Cécilia.TP (cựu và tân)
và toàn Quý Quyến
Mùa Giáng Sinh An Lành
Đầy Tràn Hồng Ân Chúa Hài Đồng

Jos. Trần Anh Tuấn

LỜI CHÚA LỄ GIÁNG SINH - THÁNH LỄ RẠNG ĐÔNG (Lc 2, 15-20)




Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

LỜI CHÚA LỄ GIÁNG SINH - THÁNH LỄ ĐÊM (Lc 2, 1-14)


DẤN THÂN

Góp nhặt
Trong triết học hiện sinh, có một động từ thường hay được xử dụng, đó là dấn thân. Nhìn theo khía cạnh này, thì Đức Kitô quả là một người đi tiên phong cho chủ thuyết hiện sinh.

Thực vậy, Giáng sinh, hay nói đúng hơn theo ngôn ngữ thần học, nhập thể là gì nếu không phải là việc Con Thiên Chúa dấn thân và sống cuộc đời con người chúng ta.

Đức Kitô đã không xuống thăm trái đất này như là một ông đại sứ của Chúa Cha, đến để công bố những giới luật, những nguyên tắc của cuộc chơi trong kiếp sống làm người. Đến để loan báo phần thưởng cho những người tuân giữ, và hình phạt cho những kẻ chối từ. Một ông đại sứ luôn đứng bên lề cuộc phiêu lưu của nhân loại. Con Thiên Chúa không đến để chỉ cho chúng ta biết phải chơi như thế nào, nhưng Ngài đã nhập cuộc, đã tham dự trò chơi. Ngài đã dấn thân, đã làm người. Và theo ngôn ngữ của thánh Gioan thì Ngài đã hóa thành nhục thể.

Vào thời bấy giờ, người ta không thể nào tin nhận một chân lý như vậy. Đối với họ, thể xác là nguyên nhân sinh ra tội lỗi. Họ chủ trương: Đức Kitô chỉ có cái vóc dáng bên ngoài của con người, chỉ đeo một cái mặt nạ của thể xác. Trong khi đó, thánh Gioan mạnh mẽ chống lại quan niệm này khi công bố: Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể, Ngài đã chấp nhận cuộc chơi như lời thánh Phaolô: Chúa đã không nhận của lễ toàn thiêu, đã không ưng chiên bò hy tế, thì nay con đến để làm theo ý Cha. Bốn chữ:thì nay con đến” mang một ý nghĩa sâu xa, muốn nói lên rằng: Ngài đã bước vào cuộc chơi.

Đức Kitô không phải chỉ là một Thiên Chúa, nhưng Ngài còn là một con người, đã sống một cuộc đời như chúng ta. Thánh Phaolô đã viết: Bởi vì con cái có chung máu thịt với nhau, thì phần Ngài, Ngài cũng giống như vậy. Ngài đến không phải để giúp đỡ các thiên thần, nhưng đến để giúp đỡ dòng dõi Abraham. Do đó, trong mọi sự, Ngài đã nên giống anh em mình. Để nên giống chúng ta, Ngài đã mặc lấy những yếu hèn, ngoại trừ tội lỗi. Phận Ngài là phận của một vị Thiên Chúa, nhưng Ngài đã không nghĩ phải dành cho được chức vụ đồng hàng cùng Thiên Chúa. Song Ngài đã hủy mình đi, mặc lấy thân phận tôi đòi, trở nên giống hẳn người ta, đem thân đội lốt người phàm…

Thực vậy, Đức Kitô đã bước vào đời sống thể xác. Thánh Gioan đã nhấn mạnh: Gioan Tiền hô đến không ăn không uống, nhưng Đức Kitô đến, Ngài đã ăn và đã uống. Ngài đã mệt mỏi vì đường xa, vì ánh nắng gay gắt, nên đã ngồi nghỉ bên bờ giếng Giacob. Trên thập giá Ngài đã cảm thấy một cơn khát như xé cổ họng và đã chịu đựng những đớn đau ghê sợ nhất.

Tiếp đến, Ngài đã bước vào đời sống tâm lý. Ngài đã say mê vẻ đẹp thiên nhiên, đã yêu thích sự đơn sơ trong trắng của trẻ thơ. Ngài đã tỏ dấu yêu thương đối với Gioan và Lagiarô, Martha và Mađalêna… Ngài đã buồn, đã khóc. Ngài đã tức giận xua đuổi phường buôn bán ra khỏi đền thờ.

Sau cùng, Ngài đã bước vào đời sống xã hội. Ngài đã nói với người nghèo hèn cũng như kẻ quyền thế, kẻ tội lỗi cũng như người thiếu phụ ngoại tình, bọn Biệt phái giả hình cũng như con cáo già Hêrôđê. Ngài đã sống trong một gia đình cũng như đã sống giữa các môn đệ, Đức Kitô đã muốn là một người như chúng ta. Và đó là một chân lý nền tảng của Kitô giáo.

Thực vậy, Đức Kitô là một con người cụ thể, đã sống vào một thời đại nhất định, đã thuộc về một giai cấp nhất định. Từ đó chúng ta đi tới một kết luận, đó là việc thánh hóa con người không thể nào được thực hiện bên ngoài cuộc sống thường ngày.

Đúng thế, cuộc sống của người Kitô hữu không hệ tại việc đứng bên lề những thực tại trần thế như ăn uống, yêu thương, làm việc, cầu nguyện. Trái lại, chính những công việc tầm thường này đã dệt nên cuộc đời chúng ta. Bởi đó hãy bắt chước Đức Kitô làm những công việc của đời thường này một cách siêu nhiên, bởi vì Ngài đã đến để giúp chúng ta thánh hóa, biến những công việc đời thường này trở nên công nghiệp cho chúng ta.

Chúng ta phải luôn nhớ rằng: Đức Kitô không phải chỉ cứu chuộc chúng ta với tâm hồn của Ngài, mà còn với thân xác của Ngài nữa. Sở dĩ như vậy vì Ngài đã nối kết thân xác Ngài với bản tính Thiên Chúa. Nhờ đó, đã trở nên dụng cụ thực hiện chương trình yêu thương mà Ngài đã từng ươm mơ từ muôn ngàn thuở trước. Với những đau khổ, Ngài đã cứu chuộc chúng ta. Thân xác là như chiếc dây đàn, cho người nghệ sĩ tâm hồn gẩy lên bản tình ca chúc tụng Thiên Chúa.

Để thánh hóa, để đạt tới Nước Trời, chúng ta không cần phải chạy trốn những thực tại trần gian. Nếu một người nào đó hy sinh chỉ vì khinh bỉ thức ăn, vào rừng sống ẩn dật chỉ vì khinh bỉ anh em đồng loại, từ chối hôn nhân chỉ vì khinh bỉ đàn bà, khắc khổ chỉ vì khinh bỉ những niềm vui… thì người ấy đã phạm phải một sai lầm to lớn. Người ấy đã khinh bỉ chính những thụ tạo của Thiên Chúa. Người ấy tưởng mình tiến lại gần Thiên Chúa, nhưng thực sự, người ấy đã xa lìa Ngài.

Sở dĩ các thánh hãm mình, không phải vì khinh bỉ, nhưng vì được thúc đẩy đừng đánh giá quá cao những thực tại trần gian, biết chế ngự và dùng tinh thần vượt lên trên chúng. Thánh Phaolô đã diễn tả: Nơi Ngài, bản tính Thiên Chúa đã ở trong thân xác. Cũng vậy, chúng ta có thể nói về những Kitô hữu: đời sống của họ hệ tại thân xác, bởi vì những hành động của thân xác làm nên cuộc sống họ. Từ đó, chúng ta khám phá ra rằng: Thiên Chúa đã muốn sống bản tính Thiên Chúa một cách nhân loại, để chúng ta có thể sống bản tính nhân loại một cách Thiên Chúa. Hay như các thánh giáo phụ đã nói: Thiên Chúa đã bước xuống phận con người, để con người tiến lên ngôi Thiên Chúa. Ơn thánh chúng ta lãnh nhận ngày chịu phép Rửa tội, được phát triển nhờ các bí tích, sẽ làm cho những công việc đời thường có một giá trị siêu nhiên. Nỗi băn khoăn của chúng ta không phải là chạy trốn thế gian, mà là nhập cuộc, là dấn thân, là làm tất cả những công việc đời thường như Đức Kitô đã làm.

Với Mầu nhiệm Giáng sinh, bản tính Thiên Chúa đã kết hôn với bản tính nhân loại nơi Hài nhi Giêsu, nhờ đó mà Ngài cứu chuộc chúng ta, thì giờ đây, để đời thường của chúng ta có một giá trị, chúng ta hãy quy hướng mọi hành động của thân xác về với Đức Kitô như lời thánh Phaolô: Dù ăn, dù uống, dù làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm vì Đức Kitô. Đó là một cách giúp chúng ta thánh hóa bản thân cũng như giúp chúng ta sống mầu nhiệm Giáng sinh giữa lòng cuộc đời.

(tinmung.net) 

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG NĂM C (Lc 1, 39-45)



MARIA DÁM TIN
Góp nhặt
Một doanh nhân giàu có ở Mỹ có sáng kiến ngộ nghĩnh để thử lòng người: Ông cho in rất nhiều bích chương và dán khắp nơi trong thành phố nơi ông đang sống. Đại khái nội dung của bích chương loan báo: Bất cứ ai mắc nợ, nếu đến văn phòng của ông ngày đó, tháng đó từ 9g đến 12g đều được ông giúp đỡ để trả nợ. Dĩ nhiên, mọi người đều bàn tán về lời mời gọi này, nhưng đa số đã xem đây là một trò đùa.

Đúng ngày hẹn, doanh nhân ngồi trong văn phòng của mình. Hai giờ trôi qua mà không thấy người nào đến. Mãi tới 11 giờ mới có một người đàn ông rụt rè đến. Doanh nhân ký cho ông một ngân phiếu để trả hết nợ. Gần 12 giờ một vài người nữa cũng đến. Và dĩ nhiên họ cũng được giúp đỡ tận tình. Còn tất cả những người khác khi hiểu được lời mời gọi của doanh nhân thì đã muộn.

Lời hứa của doanh nhân trong câu chuyện trên đây quá lớn, nên đa số đã không tin. Chính vì không tin nên họ đã bỏ lỡ một cơ hội ngàn vàng. Đức Maria, trái lại, Mẹ đã dám tin vào lời Chúa hứa nên Mẹ đã được tràn đầy ân phúc. Bà Êlisabét nói: “Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em”.

Tin là để cho Chúa thay đổi hướng đi của cuộc đời mình.

Tin là để cho chương trình cứu độ của Chúa đảo lộn chương trình sống của chúng ta.

Tin là chấp nhận lên đường, làm một cuộc hành trình mạo hiểm với Chúa.

Trước khi thưa lời: “Xin Vâng”, Đức Maria đã có chương trình riêng của Mẹ, và qua lời “Xin Vâng”, Mẹ đã chấp nhận hoàn toàn để cho Chúa thay đổi hướng đi cuộc đời mình, để cho Chúa đảo lộn chương trình sống, và cùng Chúa bước vào một cuộc mạo hiểm với trọn niềm tin yêu phó thác.

Mẹ ra đi mà không biết mình đi đâu, chỉ biết ra đi theo sự hướng dẫn của Chúa.

Mẹ đã đi từ bước phiêu lưu này đến cuộc phiêu lưu khác: Từ việc hạ sinh Con Thiên Chúa cách đơn nghèo, cho đến khi lạc mất con trong đền thánh; từ những lời cứng cỏi của con ở Cana và Capharnaum cho đến khi gặp con dưới chân thập giá.

Mẹ đã “suy đi nghĩ lại trong lòng” vì những kỷ niệm ấy quả là khó hiểu dưới con mắt loài người.

Mẹ xứng đáng là Mẹ Đấng Cứu Thế vì Mẹ đã dám tin vào lời Chúa và để Chúa thay đổi cuộc đời mình theo chương trình cứu độ của Người.

Mẹ thật diễm phúc vì Mẹ đã chấp nhận lên đường làm một cuộc phiêu lưu với Chúa trong tin yêu và phó thác: “xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”.

Chính vì Mẹ diễm phúc mà lòng Mẹ đã là mái ấm đầu tiên, là Đền Thánh cho Con Thiên Chúa ngự trước khi bước vào cuộc đời.

Chính vì Mẹ là Đền Thánh nên Đấng Thánh trong lòng Mẹ đã thánh hoá Gioan trong cuộc hạnh ngộ đầy linh thánh.

Chính vì cuộc hạnh ngộ đầy linh thánh giữa Mẹ và bà chị họ, mà Thánh Thần đã linh ứng cho bà nhận ra điều mắt thường không thể thấy, đó là chuyện cô em Maria thụ thai Đấng Cứu Thế.

Chính vì niềm hứng khởi và những lời chúc mừng của Êlisabét đã khiến Mẹ cảm nhận thật sâu xa hồng ân cao cả, và lời ngợi ca Thiên Chúa đã vỡ oà trên bờ môi hạnh phúc trong lời kinh Magnificat.

Vâng, chính cuộc sống tin yêu và phó thác của Mẹ đã tuôn chảy dòng sông của ân phúc, cuộc sống ấy đang toả hương thơm của thiên đàng.

Lạy Chúa, Chúa đã đoái thương tuyển chọn Đức Maria và bà Êlisabét, đã cho các ngài mang thai cách diệu kỳ, để hạ sinh Đấng Cứu Thế và vị Tiền Hô của Người.

Xin cho chúng con biết noi gương Mẹ: Tin vào lời Chúa và chương trình cứu độ của Người. Xin cho chúng con biết ngoan ngoãn để Chúa hướng dẫn cuộc đời chúng con với trọn niềm tin tưởng mến yêu. Amen.   

(tinmung.net)

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT III MÙA VỌNG NĂM C (Lc 3, 10-18)



HÃY VUI LÊN

Vào mỗi dịp cuối năm, qua các phương tiện truyền thông xã hội: báo chí, truyền thanh, truyền hình… người ta thường đưa ra những bản tổng kết những gì đã diễn ra trong suốt một năm qua. Và qua đó, ta thấy cuộc sống xã hội quanh ta là cả một hãng thông tấn chỉ tung ra đầy dẫy những tin buồn: tin buồn của dối trá lường gạt; tin buồn của phản bội xâu xé; tin buồn của buông xuôi bỏ cuộc; tin buồn của không biết bao nhiêu đói khổ, chiến tranh, thiên tai, chết chóc…

Thế mà hôm nay, Giáo hội công giáo khắp hoàn cầu lại kêu gọi con cái mình “hãy vui lên”. Vui làm sao được khi đông đảo dân chúng đang nghèo đói, khổ đau? Vui làm sao được vì, hơn bao giờ hết, lúc này đây, vấn đề cơm áo, phát triển, quyền con người đang là những vấn đề nóng bỏng trên hành tinh này cũng như trong xã hội hiện tại của chúng ta.

“Hãy vui lên” - Lời đó có an ủi được chúng ta hay không, khi mỗi ngày tai chúng ta nghe sang sảng từ trong cuộc sống những tin tức bi đát của một thế giới đang còn nhiều điểm nóng chiến tranh, còn những cuộc tranh chấp vì bất công, vì đói khổ; khi mắt chúng ta còn thấy nhan nhản những chiếc khăn sô chít trên đầu những đàn con mất cha mất mẹ; còn chứng kiến biết bao bệnh nhân trong các bệnh viện rên la đau đớn, bao cha mẹ phải khóc thầm đêm ngày vì những đứa con hư hỏng, bao người vợ phải âm thầm chịu đựng thói trăng hoa vũ phu của người chồng, bao người chồng phải chịu cảnh ô nhục vì người vợ trắc nết…

Khi nghe, khi nhìn các điều đó, có phải chúng ta là người ngoài cuộc không? xã hội, thế giới này ra sao mặc kệ, tôi chỉ biết bản thân tôi mà thôi. Thưa không phải như vậy, mà “Hỡi Israel, hãy hân hoan. Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy nhảy mừng. Chúa đã rút lại lời kết án. Vua Israel là Chúa đang ở giữa ngươi, ngươi sẽ không còn sợ tai hoạ nữa”.

Đấy, niềm vui là ở chổ đấy, Vui vì Chúa giải thoát đã đến và đang ở với chúng ta. Ngài đang thực hiện một cuộc đổi mới toàn diện, đang quy tụ muôn nước thành một dân một nước: Dân Chúa, Nước Trời. Không phải bằng vũ lực khống chế, nhưng bằng sự giải thoát loài người khỏi những ràng buộc của tội lỗi, ích kỷ, nhỏ nhen, bất chính; bằng cách sống liên đới yêu thương, chia cơm sẻ áo; sống công bình, chính trực và chan hoà với mọi người.

Đấy, niềm vui là ở chổ đấy, Vui vì là người kitô hữu, chúng ta vẫn có thể mỉm cười trong đau khổ và trong thử thách, vì chúng ta xác tín rằng Thiên Chúa vẫn hiện diện trong đau khổ của chúng ta. Nhưng làm sao để nhận thấy “Đấng đang đến” gần kề? Làm thế nào để nhận ra “Đấng đang ở giữa ngươi?” đó mới là điều quan trọng. Chúng ta vừa nghe trong bài tin mừng: Gioan đã chỉ cho cách cụ thể: “Ai có hai áo thì hãy chia cho người không có. Ai có cái ăn thì cũng làm như vậy” – “Đừng đòi hỏi quá mức ấn định” – “Chớ dùng vũ lực, cũng đừng vu khống mà tống tiền người ta. Hãy an phận với số lương của mình”. Như vậy, Gioan không bảo người dân, người lính, anh thu thuế đổi nghề nghiệp, đổi chổ ở mà là thay đổi cách đối xử, cách sống, cách suy nghĩ đối với anh chị em của mình. Dù ở hoàn cảnh nào cũng phải biết thắng dẹp tính vị kỷ, bằng cách làm việc bác ái, chia sớt với anh em mình.

Hôm nay, Giáo hội cũng mượn lời Gioan để mời gọi chúng ta: mỗi người hãy sống đúng cương vị của mình, hãy hoàn thành trách nhiệm của mình, hãy thực thi tình bác ái huynh đệ và sống trong tương giao tốt đẹp với mọi người xung quanh. Tắt một lời là chúng ta phải biết thực thi Công bình và Bác ái. Công bình không chỉ là tôn trọng của cải vật chất mà còn phải để ý đến phẩm giá, danh dự của tha nhân. Tránh gièm pha, nói hành nói xấu và biết vui mừng ca ngợi việc tốt của tha nhân. Cũng vậy, lòng bác ái không là bố thí chút tiền dư bạc lẻ, mà là chia sẻ của cải tinh thần như niềm tin, tình yêu, hy vọng và niềm vui. Cái quan trọng không là chúng ta chia sẻ nhiều hay ít, mà với tấm lòng yêu thương thế nào. Giữa xã hội với bao lọc lừa, dối trá và ích kỷ ngày nay, hai đức tính này thật thiết thực để tỏ rõ phẩm chất Kitô và xây dựng một gia đình, giáo xứ hiệp nhất yêu thương, nhất là mang nhiều thuyết phục cho người khác tin Chúa. Nguyện xin Chúa ban ơn nâng đỡ và đồng hành với chúng ta trong những ngày còn lại của mùa vọng này, để chúng ta can đảm làm một cuộc đổi mới bản thân theo như Thánh ý Ngài. Amen.
 
Lm Nguyễn Nguyên
 
(thanhlinh.net)

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG NĂM C (Lc 3, 1-6)



HÃY DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA

Sưu tầm
Người ta kể lại rằng, một khoa học gia và cũng là họa sĩ nổi danh Leonardo da Vinci vẽ bức tranh Bữa Tiệc Ly, bức tranh được rất nhiều người khen ngợi cho đến ngày hôm nay. Ông có một tranh chấp mạnh mẽ với người láng giềng, tâm tình thù hận trong tâm hồn không cho phép ông vẽ một chân dung nhân từ dịu dàng của Chúa Giêsu. Ngồi trong phòng vẽ hàng giờ, nhưng Leonardo da Vinci không thể nào tập trung tinh thần để vẽ chân dung. Cuối cùng, ông quyết định đi tìm để làm hòa với người đang có tranh chấp, rồi với tâm hồn an bình thư thái, ông đã vẽ được dung mạo Chúa Giêsu trong bức tranh nổi tiếng Bữa Tiệc Ly, và dung mạo của Chúa Giêsu do ông vẽ ra đó thể hiện tuyệt vời đặc sắc tinh thần của Chúa Giêsu mà cho đến ngày hôm nay chưa có hay ít có họa sĩ nào theo kịp.

Hơn Leonardo da Vinci, mỗi người chúng ta được mời gọi không phải chỉ vẽ chân dung Chúa Giêsu trên trang giấy trong bức họa mà thể hiện chính Chúa Giêsu, trở thành một Chúa Giêsu Kitô thứ hai. Chúng ta không thể nào thành công làm công việc này, nếu tâm hồn chúng ta còn tích chứa những tật xấu, những tội lỗi, những tâm tình thù hận, ganh tị với anh chị em. Mỗi người chúng ta cần thực hiện điều mà thánh Phaolô tông đồ gọi là lớn lên trong đức bác ái: “Lòng bác ái của anh em càng ngày càng gia tăng trong sự thông biết và am hiểu, để anh em được trong sạch và không đáng trách cho đến ngày của Chúa Kitô ngự đến”. Đây có thể nói là mục tiêu chính của Mùa vọng chúng ta đang cử hành, mùa chuẩn bị tâm hồn của chúng ta hay đúng hơn tẩy sạch tâm hồn chúng ta khỏi những gì là tiêu cực xấu xa, nghịch lại sự thật của Chúa, để chúng ta có thể không phải là họa lại mà là trở thành chính Chúa Giêsu, đón nhận hoàn toàn ân sủng cứu rỗi của Ngài. Đây cũng là điều mà Gioan tiền hô trong bài Phúc âm hôm nay lớn tiếng nhắc lại cho mọi thành phần dân Do thái thời Ngài đang bị cám dỗ bỏ quên Thiên Chúa, hoặc làm méo mó dung mạo Thiên Chúa mà họ đã được mời gọi làm chứng giữa muôn dân. Bí quyết đó là việc ăn năn thống hối, thay đổi nội tâm đã được Gioan rao giảng. Đón tiếp một vị khách phàm trần, người ta chỉ cần chưng diện treo hoa đèn, biểu ngữ, chào đón, chúc tụng và hô to những khẩu hiệu ngoài môi miệng cho qua lượt, nhưng để đón Chúa đến và họa lại chân dung của Chúa trong chính đời sống của mình thì con người phải thay đổi thực sự tâm hồn, phải thực hiện cuộc canh tân thay đổi nội tâm khỏi những tâm tình xấu xa tội lỗi.

Ước chi trong Mùa vọng này giúp chúng ta lắng nghe lời mời gọi của Gioan tẩy giả và nhất là lời mời gọi của chính Chúa đang đứng ngoài gõ cửa chờ ta để trở nên hiện ảnh, hiện thân của Chúa Giêsu giữa anh chị em, làm vinh danh Thiên Chúa và cũng vừa xây dựng được một xã hội tốt đẹp xứng đáng với con người mỗi ngày một hơn.

Xin Chúa giúp mỗi người chúng ta biết hoán cải, canh tân đời sống trở về với Chúa mỗi ngày một nhiều hơn, thiết thực hơn. Amen.

(tinmung.net)

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG NĂM C (Lc 21, 25-28, 34-36)




TỈNH THỨC VÀ CẦU NGUYỆN

Trong cuộc chiến khốc liệt giữa Pháp và Ðức năm 1870, tại một bệnh viện Pháp, có một thương binh vốn là sĩ quan người Ðức đang bị bắt làm tù binh. Một hôm, bác sĩ cho biết anh sẽ không qua khỏi vì vết thương ngày càng trầm trọng. Viên sĩ quan tỏ ra bất cần một cách ngạo nghễ và can đảm chờ đợi cái chết.

Chị y tá nữ tu Dòng Nữ Tử Bác ái Vinh Sơn vốn chăm sóc anh từ lâu, ân cần ngỏ ý khuyên anh nên xin gặp một vị linh mục để dọn mình trước khi chết. Anh nhận mình là người Công giáo nhưng đã bỏ đạo từ lâu, nên một mực từ chối lời đề nghị chân thành này.

Chị nữ tu vẫn dịu dàng nói:

- Nếu vậy, tôi sẽ cầu nguyện xin Chúa cho ông mau hồi tâm trở về với Chúa.

Viên sĩ quan mỉa mai:

- Chỉ cực nhọc vô ích mà thôi

Chị nữ tu vẫn kiên nhẫn thuyết phục:

- Thú thật với ông, đã "16 năm" nay, các chị em trong Dòng vẫn luôn cầu nguyện cho một người trở về cùng Chúa.

Viên sĩ quan ngạc nhiên:

- 16 năm rồi cơ à? Thế người được các chị cầu nguyện chắc "phải là ân nhân của nhà Dòng?
Chị nữ tu trả lời:

- Cách đây rất lâu, mẹ tôi là người hầu cho một nữ Nam tước người Ðức. Trong một lần tôi tới thăm mẹ, bà Nam tước biết tôi là nữ tu nên đã xin cầu nguyện cho con trai bà. Anh đã mất đức tin, sống phóng túng, đam mê danh vọng và quyền lực. Ðã 16 năm qua, tôi và cả Nhà Dòng vẫn luôn cầu nguyện cho anh.

Người sĩ quan gặng hỏi:

- Thế mẹ của chị có phải là bà Béate không?

Chị nữ tu vô càng ngạc nhiên:

- Nhưng tại sao ông lại biết tên mẹ tôi?

Ðến đây thì viên sĩ quan nghẹn ngào thú nhận:

- Thưa chị, tôi chính là Nam tước Charles, con trai của nữ Nam tước mà mẹ chị đã tận tuỵ hầu hạ bấy lâu. Chính tôi là người mà chị và Nhà Dòng đã cầu nguyện cho suốt 16 năm qua.

Có nhiều người sống như không bao giờ phải chết. Có nhiều người sống như thể thế giới sẽ vô tận. Có nhiều người sống như thế gian này đã là thiên đàng. Họ bị ru ngủ bởi những hoan lạc trần thế. Trái tim họ "ra nặng nề, vì chè chén say sưa".

Họ bị Chìm ngập trong những tính toán làm ăn, lo toan cho cuộc sống hiện tại, mà quên tìm lẽ sống thật.

Họ bị cuốn hút bởi đam mê danh vọng, quyền lực mà quên đi có những cái bất ngờ sẽ đến.
Viên sĩ quan trong câu chuyện trên đây là một điển hình.

Cuộc sống con người không thiếu những bất ngờ:

Có những bất ngờ thú vị làm cho chúng ta vui sướng khôn nguôi.

Có những bất ngờ bi thảm khiến chúng ta đau khổ tột cùng.

Mùa Vọng nhắc lại lần đến đầu tiên của Con Thiên Chúa, và kêu gọi chúng ta chuẩn bị lần đến cuối cùng của Người. Ngày đó khi nào xảy đến, chẳng ai biết được. Nó đến bất ngờ như chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất" (Lc 21,35). Giữa hai lần ấy có biết bao lần Người bất ngờ đến. Ðó là ngày tận cùng của mỗi người chúng ta.

Mùa Vọng là mùa Tỉnh thức

Nếu chúng ta luôn "Tỉnh thức và cầu nguyện" (Lc 21,36), luôn sẵn sàng và thanh thoát, thì việc Người đến sẽ là một bất ngờ thú vị. Ngày đó, chúng ta sẽ không phải "lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét" (Lc 21,25), chúng ta sẽ không "sợ hãi đến hồn xiêu phách lạc" (Lc 21,26), nhưng sẽ "đứng thẳng và ngẩng đầu lên" (Lc 21,28), vì chúng ta sắp được lãnh ơn cứu độ.

***
Lạy Ðức Ki tô, ngày Chúa đến như vị Thẩm Phán, vũ trụ này sẽ xáo trộn sâu xa, nhưng xáo trộn kinh khủng nhất lại chính là xáo trộn trong cõi lòng.

Xin cho chúng con biết "tỉnh thức và cầu nguyện, để tâm hồn luôn sẵn sàng và thanh thoát. hầu khi Chúa đến sẽ là giây phút được mong đợi, và là một cuộc hạnh ngộ đầy hoan lạc và yêu thương. Amen.
 
 Thiên Phúc
(thanhlinh.net)

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN NĂM B - ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ (Ga 18, 33b-37)


 
PHỤC VỤ  
Sưu tầm
 Thế nào là một ông vua?

Dưới chế độ quân chủ thì nhà vua là người nắm giữ mọi quyền hành trong một nước. Với quyền hành lớn lao như thế, nhà vua dễ trở thành độc tài, bắt thần dân phải cung phụng cho mình với nếp sống xa xỉ và phóng túng.

Ngày nay, mặc dù chế độ quân chủ đã cáo chung tại hầu hết các nước, thế nhưng người ta vẫn tiếp tục dùng danh từ vua để chỉ một người thành công vượt bực trong một phạm vi nào đó, chẳng hạn như vua bóng đá, vua dầu lửa, vua xe hơi, vua leo núi…

Những ông vua thần tượng này thường được quần chúng ngưỡng mộ vì tài năng, vì giàu có, nhưng lắm khi đời sống luân lý của họ lại khiến chúng ta phải vỡ mộng.

Đành rằng trong lịch sử có những bậc minh quân, thương dân như thương con. Thế nhưng, có nên gọi Đức Kitô là vua khi nhân loại đã bước qua thiên niên kỷ thứ ba hay không?

Lần kia, sau phép lạ bánh hóa nhiều, dân chúng định tôn Ngài lên làm vua, để Ngài phất cờ giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của đế quốc La mã, nhưng Ngài đã trốn lên núi một mình.

Còn đoạn Tin Mừng sáng hôm nay, khi bị Philatô tra hỏi:

- Vậy ông là vua ư?

Đức Kitô đã không từ chối và cũng chẳng xác nhận. Ngài chỉ bảo:

- Chính quan nói rằng tôi là vua.

Thế nhưng rất nhiều lần Ngài đã đề cập đến nước Ngài. Nếu như chúng ta có gọi Ngài là vua, thì chắc chắn Ngài sẽ là một vị vua rất đặc biệt, không giống với bất kỳ vua chúa trần gian nào.

Thực vậy, sinh ra nơi máng cỏ Bêlem, hoạt động thì nay đây mai đó, không có lấy được một hòn đá tựa đầu và sau cùng chết đi trên thập giá. Và như thế Ngài là một vị vua không ngai vàng, không cung điện, không binh đội, không vương trượng. Quả thực Ngài là một vị vua không giống ai.

Nét đặc sắc của vương quyền nơi Ngài chính là tinh thần phục vụ:

- Con Người đến để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người.

Nơi khác Ngài cũng xác quyết:

- Thày sống giữa anh em như kẻ hầu bàn.

Ngài làm vua bằng cách cúi xuống để rửa chân cho các môn đệ. Và hành động phục vụ cao cả nhất chính là cái chết trên thập giá. Nhưng cũng chính nhờ cái chết này mà Ngài được tôn vinh:

- Ngày nào Thày bị treo lên khỏi đất, Thày sẽ kéo mọi sự lên cùng Thày.

Và thánh Phaolô đã xác quyết:

- Ngài đã vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá, nên Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài lên, tặng ban một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu.

Với chúng ta thì sao? Một khi tuyên xưng Đức Kitô là vua, chúng ta cũng phải thực thi tinh thần phục vụ của Ngài. Đây cũng chính là điều Ngài mong muốn:

- Nếu các con gọi Ta là Thày và là Chúa mà Ta còn rửa chân cho các con, thì các con cũng phải rửa chân cho nhau.

Nơi khác Ngài cũng xác quyết:

- Vua chúa trần gian thì lấy quyền hành mà thống trị họ. Còn các con thì không như thế, ai trong các con muốn làm lớn, thì hãy trở nên rốt hết và làm tôi tớ cho mọi người.

Chính nhờ tinh thần phục vụ này mà chúng ta trở nên ánh sáng, trở nên muối mặn, trở nên men bột, hầu góp phần làm cho nước Chúa được trị đến. 

(tinmung.net)

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

ĐỨC THÁNH CHA CỔ VÕ CÁC CA ĐOÀN

Đức Thánh Cha cỗ võ các ca đoàn
Lm. Trần Đức Anh OP
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 đề cao vai trò của thánh nhạc trong công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng và khích lệ các ca đoàn tích cực cộng tác vào công trình này.

Ngài đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến sáng thứ bẩy 10-11-2012, dành cho 6 ngàn tham dự viên cuộc gặp gỡ do hiệp hội Italia các ca đoàn Cecilia tổ chức.

Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC nhắc đến vai trò của thánh nhạc, với kinh nghiệm và chứng từ của thánh Augustino, kể lại sự xúc động đến rơi lệ của Người khi được nghe thánh ca tại Milano lúc mới tìm được đức tin. ĐTC nói: ”Cảm nghiệm về các bài thánh ca Ambroxio mạnh mẽ đến độ thánh Augustino ghi khắc những thánh ca ấy trong ký ức và thường trưng dẫn trong các tác phẩm của Người, và thánh nhân cũng đã viết tác phẩm De Musica về âm nhạc. Thánh Augustino xác quyết rằng âm nhạc và bài ca hay có thể giúp đón nhận Lời Chúa và cảm thấy một sự xúc động lành mạnh. Chứng từ của thánh Augustino giúp chúng ta hiểu điều mà Hiến chế “Sacrosanctum Concilium” của Công đồng chung Vatican 2, theo truyền thống của Giáo Hội, dạy rằng ”Thánh ca, cùng với lời nhạc, là thành phần cần thiết và đích thực của phụng vụ trọng thể” (n.112).

ĐTC cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của thánh nhạc trong việc truyền giáo cho dân ngoại và tái truyền giảng Tin Mừng. Ngài nhắc lại kinh nghiệm của văn hào Paul Claudel người Pháp, Ông đã trở lại nhờ nghe thánh ca Magnificat trong buổi hát Kinh Chiều lễ Giáng Sinh tại Nhà thờ chính tòa Đức Bà Paris. Ông kể lại: ”Trong lúc ấy, xảy ra một biến cố ảnh hưởng trọn cuộc sống của tôi. Trong khoảnh khắc, tâm hồn tôi được đánh động và tôi đã tin. Tôi tin với một sức mạnh gắn bó mạnh mẽ, với một sự nâng bổng trọn con người của tôi, với một xác tín vững mạnh, chắc chắn, đến độ không còn chỗ nào cho sự nghi ngờ, và trong cuộc sống sau đó của tội, không một lý luận nào, không một hoàn cảnh nào trong cuộc đời chao đảo của tôi có thể làm lay chuyển đức tin hoặc động chạm được đến đức tin ấy”.

Và ĐTC nhắn nhủ thành viên các ca đoàn rằng: ”Anh chị em có một vai trò quan trọng: hãy dấn thân cải tiến chất lượng thánh ca phụng vụ, đừng sợ phục hồi và đề cao giá trị đại truyền thống âm nhạc của Giáo Hội. Truyền thống này được biểu lộ ở mức độ cao nhất trong nhạc bình ca và đa âm, như chính Công đồng chung Vatican 2 đã quả quyết” (S.C. 116) (SD 10-11-2012) 


(VietCatholic News)

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Mc 12, 38-44)



CHO  
Sưu tầm
Có một cặp vợ chồng trở về quê thăm họ hàng. Họ xuống xe, đi bộ được một quãng thì trời đổ mưa tầm tã. Đêm đã khuya mà họ thì lại không quen thuộc đường lối. Thế là họ bèn gõ cửa một căn nhà có ánh đèn hắt ra. Khi họ bước vào thì gặp hai ông bà già. Trước lời xin trú ngụ qua đêm của cặp vợ chồng, hai ông bà đã vui vẻ nói: Được lắm, chúng tôi có sẵn một căn phòng trống.


Sáng hôm sau, cặp vợ chồng dậy sớm và chuẩn bị ra đi. Vì không muốn quấy rầy chủ nhà, người vợ đặt mấy chục ngàn lên bàn, rồi rón rén mở cửa bước ra. Và họ thực sự bỡ ngỡ khi nhìn thấy hai ông bà già đang co ro nằm ngủ trên sàn nhà. Thì ra hai ông bà già này đã nhường chỗ cho cặp vợ chồng trẻ. Còn mình thì phải nằm ngủ dưới đất.

Từ câu chuyện trên chúng ta đi vào đoạn Tin mừng sáng hôm nay, và chúng ta nhận thấy: giống như bà góa, đôi vợ chồng già không phải cho đi phần thừa thãi, mà cho đi chính nguồn sống ít ỏi của mình. Họ cho đi một cách quảng đại, vui vẻ và thực lòng. Nếu suy nghĩ, chúng ta thấy có ba cách cho đi.

Cách thứ nhất là cho đi một cách bất đắc dĩ. Những người này thường nói: Tôi bực bội vì phải cho đi. Tôi miễn cưỡng phải cho đi.

Cách thứ hai là cho đi vì bổn phận. Những người này thường bảo: Tôi buộc phải cho. Họ cho đi mà lòng nặng trĩu vì bổn phận trói buộc.

Sau cùng cách thứ ba đó là cho đi với tình yêu thương. Những người này thường vui vẻ nói: Tôi muốn cho đi. Họ cho đi với tất cả tấm lòng chân thành của mình. Không phải vì ép buộc, cũng không phải vì bổn phận thúc đẩy.

Còn chúng ta thì sao? Chúng ta đã cho đi như thế nào? Chúng ta thường nói: của cho không quan trọng bằng cách cho. Vậy chúng ta sẽ cho đi những gì? Chúng ta không chỉ nói đến tiền bạc mà còn nói đến việc ban tặng chính bản thân và thời giờ của mình.

Chẳng hạn chúng ta đã dâng cho Chúa bản thân và thời gian của chúng ta vào việc thờ phượng Chúa trong ngày Chúa nhật như thế nào? Chúng ta đã trao tặng chính bản thân và thời giờ của chúng ta cho những người thân yêu trong gia đình, cũng như cho bà con lối xóm ra làm sao?

Chúng ta có biết cho đi với cõi lòng đầy hân hoan, với trái tim đầy quảng đại như bà góa trong Phúc âm hay không? Với một chút tế nhị và nhạy cảm, chúng ta sẽ khám phá ra rằng: Chúng ta có rất nhiều thứ để mà cho đi, như một bài thơ đã diễn tả: Quà tặng đẹp nhất cho kẻ thù, chính là sự tha thứ. Cho bạn bè chính là sự trung thành. Cho các em nhỏ chính là gương sáng. Cho người cha chính là lòng tôn kính. Cho người mẹ chính là tình yêu. Và cho người chung quanh chính là đôi tay của chúng ta.

Hãy cứ cho đi một cách quảng đại, chắc chắn Chúa sẽ không bao giờ chịu thua trước sự rộng rãi của chúng ta. Bởi vì, khi tôi xin một bông hoa, thì Ngài cho cả bó. Khi tôi xin một giọt nước, thì Ngài cho cả đại dương. Khi tôi xin một hạt cát, thì Ngài cho cả sa mạc. Và khi tôi xin ăn, thì Ngài ban cho cả thịt máu Ngài.  
 
(tinmung.net) 

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Mc 12, 28b-34)



YÊU NGƯỜI
Sưu tầm
Những ngày cuối cùng cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu ở Giêrusalem, Ngài luôn bị giới lãnh đạo Do Thái thay phiên nhau chất vấn để gài bẫy Ngài. Họ đã hạch hỏi Chúa lấy quyền gì mà xua đuổi những người buôn bán ở đền thờ? Có nên nộp thuế cho hoàng đế Xêda không? Bài Tin Mừng hôm nay lại cho biết: một ông kinh sư hỏi Chúa điều răn nào đứng đầu? Sở dĩ ông ta hỏi Chúa câu này, là vì luật của Do Thái lúc ấy gồm 613 điều, chia ra 248 điều tích cực buộc phải làm, và 365 điều tiêu cực cấm không được làm. Nhưng giới lãnh đạo không đồng ý với nhau điều nào đứng đầu, tức là điều nào quan trọng nhất, mỗi nhóm đặt nặng một điều. Vì thế, ông kinh sư này muốn hỏi Chúa để biết quan điểm của Chúa ra sao. Chúa đã trả lời ngay bằng cách trưng ra một điều trong sách Đệ Nhị Luật: “Phải yêu mến Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức”, và một điều nữa trong sách Lêvi: “Phải yêu người thân cận như chính mình”. Câu trả lời của Chúa hay quá, đúng quá, khiến mọi người hết sức kinh ngạc, và Tin Mừng cho biết: “Từ lúc ấy không ai dám chất vấn Chúa thêm điều gì nữa”.

Như vậy, Chúa Giêsu cho chúng ta biết: điều quan trọng nhất của đạo Chúa là mến Chúa và yêu người. Đây là hai mặt của một tình yêu, cả hai chỉ là một, bỏ một tức là bỏ cả hai. Nói khác đi, nếu chúng ta muốn dùng một chữ thôi để diễn tả đạo Chúa, thì không chữ nào thích hợp hơn là chữ “yêu”: yêu Chúa và yêu người.

Yêu Chúa thì chắc chắn tất cả chúng ta đều có thể quả quyết dễ dàng chúng ta yêu Chúa. Nhưng lấy gì làm bằng chứng? đó là lòng yêu người, nghĩa là căn cứ vào tình yêu của chúng ta đối với tha nhân mà người ta biết chúng ta có lòng yêu Chúa. Chính Chúa Giêsu đã có lần nói: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con yêu thương nhau”. Vậy chỉ còn một vấn đề chúng ta cần tìm hiểu là chúng ta phải thực hiện lòng yêu người như thế nào.

Trước hết, chúng ta phải yêu thương bằng lời nói: yêu ai, người ta ca tụng họ, yêu mọi sự của họ, yêu cả nết xấu của họ nữa: “Yêu nhau yêu cả đường đi”. Nhưng ghét ai, người ta dùng ba tấc lưỡi để hành tỏi, nói xấu họ hết lời: “ghét ai ghét cả đường đi lối về”, “ghét cả tông chi họ hàng”. Cho nên, một thứ thước đo chính xác để biết mình có yêu thương người khác hay không là mình có nói tốt hay nói hành nói xấu họ. Người ta nói xấu nhau vì ghét nhau, vì không ưa nhau, vì thù oán nhau. Càng có nhiều liên hệ với nhau, người ta càng dễ nói hành nhau, mà cũng vậy, không gì đau khổ hơn và gương mù hơn khi những người thân thuộc nói xấu nhau.

Thể hiện tình yêu thương bằng lời nói, dĩ nhiên là tốt rồi, nhưng tốt nhất vẫn là yêu thương bằng việc làm. Việc làm đây là sự giúp đỡ bằng tay chân hành động, bằng sức khỏe, bằng thời giờ, bằng đời sống phục vụ… Đây là một cách thể hiện tình yêu thương rõ ràng và cụ thể nhất. Bởi vì yêu thương trong lòng, bằng ước muốn tốt, bằng thông cảm… thì vô hình không kiểm chứng được; yêu thương bằng lời nói có thể bị coi là lý thuyết suông, đầu môi chót lưỡi. Nhưng yêu thương bằng sự tận tâm giúp đỡ, bằng sự chấp nhận những hy sinh phiền toái của phục vụ… thì mới là yêu thương thực sự và dễ gây được kết quả tốt. Chẳng hạn: khi làm việc, biết nhận lấy phần trách nhiệm nặng hơn, không dừa cho người khác, sẵn sàng cho vay mượn khi cần thiết, khi có khả năng, khi có dịp; coi công việc của người khác cũng là của mình. Có những người chỉ cần chúng ta giúp một quyết định, một an ủi, một khích lệ, một lời cầu xin, một sự thông cảm, một lòng tôn trọng, một sự tha thứ… Có biết bao nhiêu dịp và biết bao nhiêu cách chúng ta có thể làm để giúp ích người khác.

Sau hết, yêu người, yêu thương nhau là chứng tích cho người ta nhìn nhận ra Thiên Chúa. Có nhiều người không bao giờ đến nhà thờ để nghe nói đến tình yêu của Thiên Chúa, có nhiều người không bao giờ được thấy chúng ta cầu nguyện sốt sắng ở nhà thờ, nhưng người ta xem thấy cách chúng ta yêu thương nhau thật mà họ nhận ra Thiên Chúa của tình yêu. Nếu chúng ta sống thực sự yêu thương nhau thì không ai đánh giá sai lầm về đạo của chúng ta.

Vì thế, chúng ta hãy sống điều răn yêu thương Chúa dạy từ trong gia đình và với những người chung quanh. Có những người sống yêu thương trong gia đình rất tốt nhưng lại thiếu sót đối với những người ngoài. Ngược lại, có những người sống lịch sự, vui vẻ, yêu thương rất tốt đối với những người khác nhưng trong gia đình lại rất thiếu sót. Hơn nữa, tình yêu thương của chúng ta có phải chỉ là những tình cảm hời hợt. Ích kỷ, bề ngoài hoặc vụ lợi không? Tình yêu thương thật là biết dùng những lời nói tốt để an ủi nhau, giúp ý kiến xây dựng cho nhau, nhất là sẵn sàng giúp đỡ nhau, nâng đỡ nhau, và yêu người là trắc nghiệm chắc chắn nhất về lòng yêu Chúa của chúng ta.  

(tinmung.net)

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

LỜI CHÚA LỄ CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI 02.11.2012 (Ga 6, 37-40)


Giờ Lễ :
  • Sáng : 05g00
  • Chiều : 17g30
  • Tối : 19g00
08g00 : Đi viếng mộ Cha Cố Antôn



CUỘC ĐỜI CHÓNG QUA

Pt GB Nguyễn Văn Định

Cuộc sống ở trần gian đuợc kinh Thánh mô tả như là một làn sương, một hơi thở và một làn khói: “Cuộc đời chúng ta trên dương thế, chẳng khác gì bóng câu." (Gióp 8, 9)

Đế thấy cuộc đời chóng qua: bạn nên nhớ hai sự kiện này: 1/ Cuộc sống cực kỳ ngắn ngủi, nếu so với chốn đời đời. 2/ Trần gian chỉ là nơi cư trú tạm thời mà thôi. Vì bạn không ở trần gian lâu, nên đừng gắn bó với nó. Hãy cầu nguyện như Đavít xưa: “Lạy Chúa, xin dạy cho con biết. đời sống con chung cuộ thế nào, ngày tháng con đếm được mấ mươi, để hiểu được kiếp phù du là thế.” (Tv 39,5) 2-

Sông tạm quê người: Trần gian không phải là căn nhà vĩnh viễn hay đích cuối cùng của bạn, bạn chỉ đi ngang qua, ghé qua trái đất mà thôi. Kinh Thánh dùng những chữ như người lữ khách, kẻ đi đường, người hành hương để mô tả cuộc sống ngắn ngủi của bạn trên đất: “Nếu anh em gọi Người là Cha, thì anh em hãy đem lòng kính sợ mà sống cuộ đời lữ khách này.” (1Phêrô 1,17)

Công dân Nước Trời: Chúa muốn bạn luôn mong chờ trở về quê hương của mình: “Còn quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ Trời đến cứu chúng ta. (trở lại đón) (Phil 3,20-21).

Lai lịch của bạn ở cõi đời đời và quê hương của bạn là Thiên đàng. Khi bạn nắm bắt được lẽ thật này, bạn sẽ không còn lo lắng về chuyện có đủ mọi thứ trên trần gian này- Chúa rất thẳng thắn nói về mối hiểm họa của lối sống chỉ biết có trước mắt. Khi bạn đùa giỡn với những cám dỗ của thế gian này, Chúa gọi là tội ngoại tình tâm linh, tâm hồn.

Kinh Thánh chép: “Anh em giống như kẻ ngoại tình, amh em không biết rằng: yêu thế gian là ghét Thiên Chúa sao? Vậy ai muốn là bạn của thế gian thì tự coi mình là thù địch của Thiên Chúa.” (Giacôbê 4,4)

Khách tha hương & Kẻ lưu lạc: Nhiều Tín hữu đã phản bội Vua của họ và Vương Quốc của Ngài. Họ đã dại dột kết luận rằng: vì họ sống trên đất, nên đây là nhà của họ. KHÔNG. Lời Chúa nói rất rõ: “Anh chị em yêu dấu, là khách tha hương và kẻ lưu lạc trong trần gian, chớ để dục vọng xác thịt lôi cuốn lôi cuốn, vì nó chống nghịch với linh hồn anh em. (1 Ph 2, 11).

Chúa muốn cánh báo bạn đừng để mình quá gắn bó với nhưng điều chung quanh chúng ta vì chúng thảy đều tạm bợ như sau: “Kẻ hưởng dùng của cải đời này hãy làm như chẳng hưởng, vì bộ mặt thế gian này đang biến đi.” (1 Cor 7 31)

Điều không thấy thì vĩnh cửu: Cuộc đời không phải là theo đuổi hạnh phúc trần gian. Chỉ khi nào bạn thấy cuộc đời là một cuộc thử nghiệm, một nhiệm vụ tam thời, thì bạn sẽ thoát được vui thú thế tục: “đừng chú tâm đến những vật hữu hình. Những điều trước mắt là những điều nay còn mai mất; những điều chúng ta không thấy mới trường tồn.” (x. 2 Cor 4, 18)

Không phải là nhà cuối cùng: Con cá không vui sống trên đất, chim đại bàng chỉ mong tung cánh. Bạn không thỏa lòng khi ở trần gian, bạn cónhững giây phút ở đây, nhưng không thể so sánh với điều Chúa sẽ dành cho bạn. Phaolô là con người trung tín, nhưng cuối cùng vào tù, Gioan Tiền hô là người can đảm làm chứng, ông bị chặt đầu. Hàng triệu người khác đã chết vì đạo, hoặc mất tất cả vì ai? Nhưng kết thúc không phải hết. Tóm kết: Chỉ cần 2 giây bước vào Thiên đàng, là bạn sẽ thốt lên: “Tại sao trước đây tôi lại quá chú trọng vào những điều tạm bợ? Tôi lãng phí quá nhiều thì giờ tiền bạc cho những cái chóng qua? Khi cuộc sống trở nên khó khăn, bạn chìm ngập trong nỗi nghi ngờ. Hãy nhớ rằng bạn chưa về nhà. Khi cái chết đến, đó không phải là lúc bạn rời nhà ra đi – Đó là lúc bạn sẽ đi về nhà. 

(tinmung.net)

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

LỜI CHÚA LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ 01.11 (Mt 5, 1-12a)


Các thánh là…!

Các thánh sống hiền lành

Thực hành Lời Chúa dạy
Không chạy theo của cải
Không mê mải thế gian
Không miên man danh vọng
Không mong muốn hưởng thụ
Không thù oán một ai
Không cậy tài vênh vang
Không vội vàng kết án
Không chán ngán tiêu cực
Không tức tối làm càn
Không gian tham tục tĩu
Không lưu luyến dục tình
Không toan tính thiệt hơn
Không dỗi hờn ghen ghét
Không lép sép điêu ngoa
Không lu loa lấn át
Không bắt nạt người bé
Không tránh né đổ thừa
Không làm bừa sai luật
Không lật lọng hại người
Không chề cười kẻ khác
Không dùng mác giả hình
Không cho mình là phải
Không cãi vã đôi co
Không phải lo nịnh hót
Không lo lót hối lộ
Không cậy ô làm láo
Không báo cáo lấy công
Không thông đồng tội lỗi
Không nói dối nói gian
Không vu oan giáng họa
Không theo hòa bạn xấu
Không đấu đá thiệt hơn
Cậy trông ơn Chúa liên
Sống triền miên theo Chúa
Dẫu tàn úa cuộc đời
Vẫn nói lời tin tưởng
Luôn luôn hướng về Chúa
Luôn luôn xua ma quỷ
Lòng hân hỷ bước đi
Chẳng ngại chi gian khổ
Miệng tung hô Chúa Trời.

Jos. Hồng Ân

(thanhlinh.net) 

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 30 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Mc 10, 46-52)


Mời xem videoclip>>

RÀO CẢN
Sưu tầm
Có một chi tiết nhỏ qua đoạn Tin mừng sáng hôm nay đã làm cho tôi phải suy nghĩ và muốn được đem ra để chia sẻ. Đó là đang khi chàng hành khất kêu van cùng Chúa Giêsu: Lạy Con Vua Đavid xin thương xót tôi, thì nhiều người đã quát mắng và bảo anh hãy im đi, hãy câm miệng lại. Những người này đã trở thành một thứ rào cản, ngăn chặn không cho anh tiến đến cùng Chúa Giêsu. Đáng lẽ họ phải nắm lấy tay anh mà dẫn tới Chúa, thì họ lại túm cổ, lôi anh ra xa Ngài. Chẳng có một ai ngoài chính Chúa Giêsu đã giúp đỡ anh mà thôi.

Thực vậy, khi nghe dân chúng quát mắng anh, thì Ngài đã dừng lại, truyền dẫn anh đến với Ngài. Chỉ lúc đó, họ mới thay đổi thái độ. Chỉ lúc đó, họ mới chịu giúp đỡ con người bất hạnh kia.

Từ chi tiết nhỏ bé trên chúng ta hãy kiểm điểm lại cuộc sống, vì biết đâu, chính chúng ta đôi lúc cũng đã trở thành một thứ rào cản, ngăn chặn không cho Chúa đến với người khác, cũng như không cho người khác đến với Chúa. Vậy chúng ta đã trở nên một thứ rào cản như thế nào?

Tôi xin thưa: trước hết là bằng những ý nghĩ chủ quan đầy thiển kiến, những lời nói thiếu ý thức gây sứt mẻ và những cử chỉ mang tính cách ghen tị. Thực vậy, đứng trước một thanh niên rượu chè cờ bạc hay trộm cắp, mà nay muốn làm lại cuộc đời của mình để trở nên tốt lành hơn, thì phản ứng tự nhiên của chúng ta là nghi ngờ cái thiện chí của anh ta. Từ sự nghi này, chúng ta thường có thái độ cảnh giác, đề phòng bằng cách không liên hệ với anh ta. Và nếu có liên hệ thì cũng dè chừng, mắt trước mắt sau. Cũng vì sự nghi ngờ ấy, chúng ta thường có những lời nói vô ý thức, thiếu trách nhiệm, chẳng hạn: ngựa quen đường cũ. Người như nó mà bỏ được tật xấu này, tật xấu kia thì tôi chỉ bé bằng con kiến.

Tất cả những ý nghĩ, lời nói và thái độ như thế sẽ vùi dập mất chút thiện chí vừa mới lóe sáng trong tâm hồn người thanh niên, để rồi anh ta sẽ chẳng thể nào trở về cùng Chúa. Thay vì kéo anh ta đến với Chúa, thì chúng ta đã trở nên một thứ rào cản, thậm chí còn đẩy anh ta xa lìa Ngài. Hiện thời, đời sống và cách cư xử của chúng ta đã là một thứ rào cản, hay đã là một nhịp cầu, trên đó Chúa đến với những người anh em chúng ta, cũng như trên đó họ sẽ đến cùng Chúa.

Ngoài ra, chúng ta còn có thể trở nên một thứ rào cản bằng chính cuộc sống bê bối của chúng ta. Thực vậy, có những anh em lương dân đầy thiện chí, muốn tìm hiểu Kitô giáo cũng như sứ điệp Tin mừng, thế nhưng thiện chí này đã bị khựng lại khi họ nhìn vào đời sống cụ thể của chúng ta.

Thực vậy, khi nhìn vào đời sống, họ thấy chúng ta cũng gian tham và bất công, cũng độc ác và hà hiếp, cũng giận hờn và thù oán, cũng vợ nọ con kia, lem nhem trong lãnh vực tình cảm… để rồi có lúc họ đã phải thốt lên: Tôi tưởng người Kitô hữu tốt lành như thế nào. Không ngờ họ còn thua cả những người cộng sản, những người Hòa Hảo, những người Cao Đài.

Đáng lẽ ra đời sống của chúng ta phải là một bài giảng hùng hồn, có sức thuyết phục cuốn hút họ về với Đức Kitô, thì do những bê bối, đời sống của chúng ta đã trở thành một thứ thuốc nổ, phá hủy chút thiện chí còn đọng lại nơi họ, hay là đã trở thành một thứ rào cản không cho họ tiến đến cùng Chúa.  

(tinmung.net)

Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2012

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 28 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Mc 10, 17-30)



HẠNH PHÚC QUA VIỆC TRAO BAN

Lm. Jos Tạ Duy Tuyền
Có một câu chuyện rất ngắn kể rằng:

Xưa, nội nghèo, Ba đi ở cho ông bá hộ, chăn trâu để chú được đi học. Thành tài, chú cưới vợ, ra riêng.

Ngày hỏi vợ cho thằng Hai, chú mời mấy người cùng cơ quan. Ai cũng com-lê, cà-ra-vát. Chú bảo: Anh Hai hay đau bao tử, ở nhà nghỉ cho khỏe.

Ba ừ, im lặng vác cày ra đồng. Mồ hôi đổ đầy người.

Cũng những giọt mồ hôi ấy, xưa mặn nồng biết chừng nào, mà giờ, sao nghe chát cả bờ môi.

Cuộc sống không thiếu những người vong ân bội nghĩa. Họ có tiền. Họ có của nên quên bè bạn, quên anh em. Có khi còn phụ ân tình của cha mẹ, họ hàng. Họ là những người “ăn cháo đãi bát”. Cuộc đời của họ chỉ cần tiền. Họ không cần bạn bè, không cần người thân. Đối với họ tiền là “trên hết”.

Giữa cuộc sống hôm nay, ai cũng cần tiền. Không chỉ cần tiền để xài mà còn cần tiền, kiếm tiền để được giầu sang. Người ta đua nhau giầu có hơn người. Người ta tìm mọi cách để kiềm tiền hơn người. Xã hội hôm nay cũng đánh gía nhau dựa trên đồng tiền. Kẻ có tiền được trọng vọng, được xem là kẻ thành công, người quý phái. Kẻ không tiền bỉ rẻ rúng, xem thường. Kẻ có tiền luôn đúng. Người không tiền luôn thiệt thòi.

Người thanh niên trong đoạn tin mừng hôm nay là một người giầu có. Anh có tiền. Anh giầu sang. Anh được mọi người kính trọng. Thế nhưng, anh vẫn cảm thấy trống vắng. Anh vẫn khắc khoải một điều gì đó vượt lên đồng tiền. Đó chính là hạnh phúc. Đồng tiền anh chiếm hữu không mang lại hạnh phúc cho cuộc đời anh. Anh vẫn bất an và đi tìm hạnh phúc. Mặc dù anh đã sống đạo thật tốt. Anh tuân giữ mọi điều răn Chúa. Anh ăn ở ngay lành. Anh đã sống một cuộc đời chỉ mong hoàn thiện. Nhưng xem ra anh vẫn chưa toại nguyện về những gì mình đang có.

Chúa Giê-su hôm nay đã chỉ cho anh con đường đi tìm hạnh phúc. Con đường đó khởi đi từ sự trao ban. Khi trao ban ta tìm được hạnh phúc. Trao ban càng nhiều càng hạnh phúc nhiều. Kẻ chiếm hữu không có hạnh phúc. Vì luôn phải toan tính, luôn phải tranh giành. Kẻ trao ban mới có hạnh phúc. Hạnh phúc là khi nhìn thấy người mình thi ân được hạnh phúc, được ấm no. Tâm hồn người thanh niên chưa thanh thản vì anh vẫn còn cố giữ. Anh chưa dám trao ban. Anh chưa tìm được hạnh phúc đích thực qua sự trao ban.

Chúa Giê-su, Ngài đã sống một cuộc đời trao ban. Ngài trao ban cuộc đời như hạt lúa thối đi để sinh nhiều hoa trái. Ngài trao ban cuộc đời như tấm bánh được bẻ ra cho muôn người được hạnh phúc. Ngài trao ban cả mạng sống mình cho thế gian được sống và sống dồi dào. Ngài đã tìm niềm vui qua việc trao ban. Thế nên, Ngài đã tìm được hạnh phúc khi trở thành chiên gánh tội trần gian. Nhờ Ngài mà muôn người được nên một trong gia đình của Chúa, là con cái, là anh em con một Cha Trên Trời.

Tiếc thay, người thanh niên đã không dám trao ban. Anh tiếp tục lặng lẽ đi tìm hạnh phúc. Hạnh phúc trong tầm tay. Nhưng bàn tay anh chỉ nắm lại mà không bao giờ mở ra. Thế nên, tấm lòng của anh cũng đóng lại trong cô đơn và hoang vắng.

Ước gì cuộc đời chúng ta hãy biết trao ban. Hãy tìm niềm vui trong đời sống phục vụ. Mỗi người chúng ta đều lớn lên trong sự chăm sóc phục vụ của cha mẹ, thầy cô, bè bạn thì cũng hãy cúi mình phục vụ cho nhau. Xin cho bàn tay chúng ta luôn mở ra để nắm lấy đồng loại và cùng dìu nhau qua những thăm trầm cuộc đời. Xin Chúa là Đấng đã phục vụ xin giúp chúng ta cũng biết phục vụ như Ngài. Amen

(tinmung.net)

Chủ Nhật, 7 tháng 10, 2012

LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI


KINH MÂN CÔI
Sưu tầm
Có một ông trùm đã nói với cha sở như sau:

- Chỉ tại cái tivi mà gia đình con không còn lần hạt vào buổi tối nữa. Người ta thích quây quần bên nhau để giải trí, hơn là để cầu nguyện.

Cũng chính ông trùm ấy đã nói về cậu con trai của mình, khi được nhắc nhở là hãy vào nhà thờ sớm, trước thánh lễ, để cùng với mọi người đọc kinh, thì cậu ấy đã trì hoãn và trả lời:

- Nhà thờ chưa lần hạt xong.

Và ông trùm ấy đã phát biểu với nhiều tiếc xót:

- Vào thời chúng con, người ta chờ nhà thờ đông đủ rồi mới lần hạt, còn bây giờ thì khác, người ta lần hạt để chờ mọi người tới đông đủ.

Lời than thở đầy tiếc xót trên đây của ông trùm phản ảnh được phần nào thái độ hiện nay đối với việc đọc kinh Mân côi tại gia đình cũng như tại nhiều xứ đạo.

Để phục hồi lòng tôn sùng kính mến Mẹ qua việc đọc kinh Mân côi, thiết tưởng chúng ta nên nhắc lại những hậu quả to lớn mà kinh Mân côi đã đem lại cho chúng ta.

Trước hết, với kinh Mân côi chúng ta cùng Mẹ sống lại những chặng đường quan trọng trong cuộc đời của Chúa Giêsu và đi sâu vào những mầu nhiệm chính yếu của lịch sử ơn cứu độ. Từ đó chúng ta sẽ nhận ra những tín hiệu Phúc âm cho những chặng đường của niềm tin hôm nay trong cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội cũng như Giáo hội.

Trong sinh hoạt của Giáo hội, kinh Mân côi luôn được cổ võ bởi vì lời kinh này đã đem lại cho chúng ta hình ảnh về Mẹ Maria, hình ảnh một người mẹ luôn gần gũi, gắn bó và mật thiết với chúng ta. Vậy chúng ta có đọc kinh Mân côi trong ý hướng ấy hay không?

Tiếp đến, với kinh Mân côi chúng ta sẽ được nhờ Mẹ mà đến cùng Chúa, Đấng Cứu độ của chúng ta. Tất nhiên, có nhiều con đường để đến cùng Chúa, nhưng con đường được Mẹ chỉ dạy sẽ là con đường chắc chắn nhất, bảo đảm nhất và an toàn nhất, bởi vì Mẹ là người gần gũi với Chúa hơn bất cứ tạo vật nào.

Vì thế, các nhà đạo đức vốn thường đưa ra một kinh nghiệm quí giá, đó là:

- Per Mariam, ad Jesum, nhờ Mẹ mà đến cùng Chúa.

Vậy chúng ta có lần hạt với cảm nghiệm đó không?

Và sau cùng, với kinh Mân côi chúng ta còn được Mẹ bầu cử trước mặt Chúa. Nhờ lời bầu cử của Mẹ, chúng ta sẽ lãnh nhận được những ơn lành hồn xác, như lòng mong ước.

Lời van xin của kinh Kính mừng: Cầu cho chúng con là kẻ có tội khi này và trong giờ lâm tử…Đã gói ghém tất cả nỗi lòng của chúng ta qua mong ước được thánh hóa hôm nay và được cứu rỗi ngày mai.

Chiến thánh tại vịnh Lépante năm 1571 gắn liền với kinh Mân côi mà ngày lễ hôm nay là một nhắc nhở, cũng đã ghi sâu trong tâm trí chúng ta một hình ảnh khác nữa về Mẹ Maria, đó là Mẹ luôn che chở và cầu bầu cho chúng ta. Vậy chúng ta có lần hạt trong tâm tình này hay không?

Tạp chí “Kiến thức ngày nay” có một bài viết về những người phụ nữ giàu nhất thế giới,trong đó có nữ hoàng Elisabeth nước Anh. Tài sản của nữ hoàng trị giá hàng tỷ đô la. Thế nhưng, khi đọc bài báo ấy, chúng ta cảm thấy nó lạnh lùng, nó xa vắng bởi vì nó chẳng liên quan gì tới chúng ta.

Thế nhưng, khi thoáng nghe những bài hát về Mẹ, chúng ta bỗng cảm thấy nao nao con tim và ngọt ngào cả tâm hồn, bởi vì chúng ta thấy trước mặt mình tấm lòng của một người mẹ giàu tình thương và nhân ái.

Tuy nhiên, điều quan trọng đó là bản thân chúng ta có biết tìm đến với Mẹ và nhất là tìm đến với Mẹ qua lời kinh Mân côi, như Mẹ đã truyền dạy hay không?

(tinmung.net)

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 27 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Mc 10, 2-16)



HÔN NHÂN
Sưu tầm
Bài Tin Mừng có hai phần: Phần thứ nhất là lập trường của Chúa Giêsu về vấn đề hôn nhân. Phần thứ hai là thái độ của Chúa Giêsu đối với các trẻ em. Phần thứ nhất chính là đoạn Tin Mừng thường được đọc trong thánh lễ hôn phối, chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây.

Đề tài của đoạn Tin Mừng này là vấn đề ly dị do những người Pharisêu đặt ra với ý đồ gài bẫy Chúa Giêsu. Chúng ta nên biết: các kinh sư Do thái thường tranh luận với nhau về những lý do cho phép ly dị chứ không tranh luận về chính việc được phép ly dị hay không. Và luật Do thái chỉ cho phép đàn ông bỏ vợ chứ không cho phép đàn bà bỏ chồng. Như vậy, chuyện những người Pharisêu đặt vấn đề với Chúa Giêsu: “Có được phép ly dị không?” quả là khúc mắc, tế nhị và phức tạp. Họ muốn Chúa phải xác định lập trường rõ ràng trước mặt dân chúng và trước mặt họ. Luật đã cho phép ly dị, nếu Ngài bảo không được, tức là Ngài chống lại luật. Ngược lại, nếu Ngài bảo được, thì họ sẽ chống lại Ngài. Cho nên, rõ ràng những người Pharisêu có ý gài bẫy Chúa. Chúa trả lời thế nào?

Chúa hỏi lại họ: “Ông Mô-sê truyền dạy thế nào?”. Thật sự trong Cựu ước không có một chỗ nào ghi một mệnh lệnh tổng quát phải ly dị hay không được ly dị, cũng chẳng có chỗ nào trực tiếp chỉ thị muốn ly dị thì phải làm gì. Vậy những người Pharisêu trả lời câu hỏi của Chúa thế nào? Họ trích dẫn sách Đệ Nhị Luật, đoạn 24 câu 1 đến câu 4. Trong đoạn này, sách Đệ Nhị Luật cũng chỉ gián tiếp nói về việc làm giấy ly dị. Đó là trường hợp một người đàn bà đã bị chồng ly dị và có làm giấy ly dị đàng hoàng, nay đi lấy người khác, rồi lại bị ông chồng mới này ký giấy ly dị, thì người chồng thứ nhất, dù có vì tình xưa nghĩa cũ, muốn đoàn tụ với nàng, cũng không được phép. Vậy khoản luật này chỉ trực tiếp đề cập đến vấn đề người chồng cũ có quyền cưới lại người vợ mình đã ký giấy ly dị không? Luật trả lời không được. Nhân vấn đề đó mà sách này cho chúng ta biết: luật gia đình của người Do thái cho phép chồng ly dị vợ.

Chúa Giêsu đã trả lời cho những người Pharisêu: sở dĩ ông Mô-sê đã ra luật đó, “vì lòng các ông chai đá”, nên đó chỉ là điều nhân nhượng mà thôi, chứ từ ban đầu không có như vậy, và Chúa kết luận: “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly”. Như thế, Chúa Giêsu cho mọi người biết rõ lập trường của Ngài là không bao giờ được ly dị, nghĩa là một người nam và một người nữ đã kết hợp với nhau nên một trong hôn nhân theo luật của Chúa, thì họ không có quyền và cũng không ai có quyền phá vỡ cái nên một ấy.

Như vậy, bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta biết rõ luật của Chúa và Giáo hội: sự nên một trong hôn nhân là một công trình tuyệt vời của Thiên Chúa, nên những ai đang sống trong sự nên một ấy phải tôn trọng và giữ nó cho thật đẹp và thật bền, và phải làm cho nó trọn vẹn hơn mãi, không những một thân xác mà một tâm hồn, một cuộc sống, một hạnh phúc. Chính do sự nên một ấy mà đứa con xuất hiện như một đóa hoa, một trái ngọt ngào và được nên người. Thánh Phaolô đã nêu cao giá trị của sự nên một ấy khi đem đối chiếu với sự nên một giữa Chúa Kitô và Giáo hội.

Còn những người chuẩn bị đi vào cuộc sống hôn nhân phải thận trọng và chuẩn bị kỹ lưỡng để sự nên một ấy có thể được thành tựu tốt đẹp. Nếu Chúa đã an bài con người có nam có nữ để rồi nam nữ thành một, thì Chúa vẫn dành cho con người quyền tự do để lựa chọn. Chuyện hôn nhân là chuyện của hai người trong cuộc. Những người khác dù là cha mẹ, vẫn phải tôn trọng, giúp cho người liên hệ chọn lựa, chứ không có quyền áp đặt. Cần dứt khoát với hủ tục ép buộc con lấy người này người khác. Người ta đã coi đó là lễ giáo, nhưng chắc chắn nó không phù hợp tinh thần Tin Mừng. Vì thế, Giáo hội không bao giờ chấp nhận sự cưỡng ép trong vấn đề hôn nhân.

Xin Chúa cho những ai đang sống đời hôn nhân luôn trung thành với nhau; và những ai sắp bước vào đời hôn nhân, chuẩn bị cẩn thận để bảo đảm trung thành luôn mãi.